VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 446

Sơ lược

1859: Quân đội Pháp chiếm đóng Gia Định.
1975: Tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Sài Gòn.

Đối với thời kỳ giữa hai niên lịch ấy, nhiệm vụ của nhà sử học tương đối

dễ dàng, lịch sử chỉ xoay quanh một cái trục duy nhất là việc giành lại nền
độc lập dân tộc; đối với các phong trào các đảng phái, các tổ chức xã hội
hay tôn giáo, các nhân vật xuất hiện trên sân khấu lịch sử, câu hỏi đầu tiên
được luôn luôn đặt ra là: Họ đã thành công đến mức nào trong việc thúc
đẩy cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc? Sự phân biệt diễn ra không mấy
khó khăn giữa những người yêu nước và những kẻ “bán nước”; những ai tự
xưng mình là người theo chủ nghĩa trung lập, là lực lượng thứ ba, trên thực
tế đều là những đồng minh chính trị của những người đang cầm súng chiến
đấu. Chính nghĩa duy nhất được toàn thể nhân dân thừa nhận, về bản chất,
không mang tính tôn giáo, học thuyết, cũng không mang tính sắc tộc; nó
đương nhiên thuộc về những ai đã góp phần thực hiện việc chấm dứt nền
đô hộ của nước ngoài, nó thuộc về những người kế tục sự nghiệp của Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung.

Sau 1975, những nẻo đường đi lên của lịch sử trở nên phức tạp hơn

nhiều. Nhà sử học không còn có thể bằng lòng với bất cứ một cách nhìn
lưỡng phân nào, như vẫn được đưa ra, đặc biệt là trong những năm chiến
tranh: dân tộc-phản dân tộc, cộng sản-chống cộng sản, Đông-Tây, phe xã
hội chủ nghĩa- phe tư bản đế quốc chủ nghĩa... Những vấn đề dân tộc và
quốc tế kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, văn hóa, sắc tộc... đan xen chằng
chịt ở nhiều mức độ khác nhau, với những chênh lệch về thời gian, những
tác động qua lại nhiều vô kể, tạo thành một mớ bòng bong mà không một
sơ đồ hay mô hình nào có thể lý giải được một cách triệt để.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.