Nhấn mạnh tính chất cực kỳ phức tạp này, chúng tôi không hề có ý định
buông xuôi mọi sự phân tích, mọi cố gắng am hiểu bằng lý trí. Trong khi
khẳng định một cách rõ ràng tính thần khiêm tốn trong việc thực hiện
những ước vọng của mình, chúng tôi vẫn cố thử dựng lên vài cái mốc,
khoanh rõ một số vấn đề, đánh dấu những sự kiện trên con đường đã đi qua
nhưng vẫn không ngừng chú ý đến một sự kiện bất ngờ nào đó có thể xẩy
ra, buộc chúng ta phải suy nghĩ lai những luận thuyết và giả thuyết của
mình. Chẳng sao cả, việc ôn lại những sự kiện trong hai thập kỷ qua bao
giờ cũng bố ích, bởi vì đề tài nghiên cứu thật là phong phú và các vấn đề
được nêu lên thật là hấp dẫn.
Trước hết, ta hãy thử đặt vài cột mốc biên niên:
– 1975 - 1976: Năm tái thông nhất về dính trị và hành chính, và đối với
toàn dân, trước hết là năm của những cuộc “tái ngộ”(chúng tôi sẽ định
nghĩa thuật ngữ này).
– 1977 - 1975: Những biện pháp đầu tiên xây dựng lại phần nào cơ sở
nền kinh tế, phần lớn là không hợp thời. Những điều kiện kinh tế do chiến
tranh để lại trở nên trầm trọng hơn.
– 1978 - 1979. Khủng hoảng quốc tế. Xung đột công khai với Trung
Quốc và bè lũ Pôn Pốt của Campuchia.
– 1980 - 1985: Những cố gắng thử nghiệm cải cách kinh tế đầu tiên.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội vỡ bung ra giữa thanh thiên bạch nhật.
Tình hình kinh tế thảm hại. Những biện pháp không được lòng dân.
– 1986 - 1988: Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam: vấn đề đổi mới
được đặt lên bàn nghị sự, định ra đường lối mới về kinh tế và chính trị; tự
do hóa - nhất là trong lĩnh vực kinh tế, trong lĩnh vực văn hóa, chủ trương
tự do hóa có tính dò dẫm ngập ngừng hơn.
1988 - 1990: Những cải cách kinh tế có tầm quan trọng quyết định về
nông nghiệp và vấn đề ruộng đất; phát triển các xí nghiệp tư nhân, luật về
đầu tư của nước ngoài; mở rộng thẩm quyền cho các giám đốc xí nghiệp