VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 46

Cuộc chiến đấu chống quân Tống: sự nghiệp của

Lý Thường Kiệt

Cuộc nổi loạn của Nùng Trí Cao đã thổi bùng lại những tranh chấp biên

giới giữa Đại Việt và đế quốc Trung Hoa. Nó cũng bộc lộ sự yếu kém của
nhà Tống ở miền Nam Trung Quốc. Huyện Quảng Nguyên, giàu về kim
loại quý, bị cả hai bên tranh chấp, các vua nhà Lý, như ta đã thấy, bằng một
chính sách khéo léo liên minh với các tộc trưởng địa phương, trên thực tế
đã sáp nhập huyện này vào vương quốc của mình.

Tại triều đình Trung Quốc vẫn luôn luôn có một phe chủ trương đánh

chiếm lại Đại Việt. Năm 1069, nhằm tìm cách khắc phục một cuộc khủng
hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc, hoàng đế nhà Tống trao quyền chấp chính
cho một nhà cải cách táo bạo hà Vương An Thạch; do kết quả của cuộc cải
cách tỏ ra là đáng thất vọng, Vương An Thạch, để củng cố uy tín của nhà
Tống đồng thời vơ vét tài nguyên của Đại Việt, đã quyết định chuẩn bị một
cuộc viễn chinh lớn sang đánh nhà Lý. Năm 1074, các tỉnh ở vùng Hoa
Nam được lệnh tăng cường quân đội, trang bị thuyền bè và cắt đứt hoạt
động giao thương với Đại Việt.

Tại triều đình nhà Lý, vua trị vì mới lên mười tuổi, quyền lực tập trung

vào Lý Thường Kiệt. Ông quyết định tấn công trước để đánh phủ đầu quân
Tống.

Hai đạo quân tổng cộng 100.000 người tiên vào đất Trung Quốc năm

1075, một theo đường bộ dưới sự chỉ huy của Tông Đản, một thủ lĩnh
người Nùng, một bằng đường biển, dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Vị tướng chỉ huy này đã biết khéo léo lợi dụng sự bất bình của dân chúng
đối với các cải cách của Vương An Thạch và tự xưng mình là người đến
giải phóng cho các dân tộc miền Nam Trung Quốc. Ông cho dán những cáo
thị lên án Vương An Thạch, khẳng định ý chí của mình chỉ muốn làm điều
tốt cho nhân dân. Dân chúng mừng vui đón quân nhà Lý và đội quân này đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.