VIỆT NAM MỘT THIÊN LỊCH SỬ - Trang 47

dễ dàng chiếm được nhiều địa phương. Lý Thường Kiệt bèn vây hãm Ung
Châu và liếm được cứ điểm này sau 43 ngày bao vây, ngày 1-3-1076, thành
Ung Châu bị san phẳng, nhiều cứ điểm khác cũng chịu chung số phận.

Tuy nhiên, quân Tống chuẩn bị phản công bằng cách liên minh với

Chiêm Thành và vương quốc Khơme. Tháng 4-1076, sau khi đạt mục tiêu
của cuộc tấn công là phá hủy các căn cứ xuất phát của quân địch, Lý
Thường Kiệt rút quân khỏi đất Trung Quốc. Đầu năm 1077, quân Tống
đánh qua các cửa ải biên giới tiến đến bờ bắc sông Như Nguyệt(sông Cầu
ngày nay). Ở bờ nam, quân nhà Lý đang chờ sẵn. Việc vượt sông và bảo vệ
không cho quân địch vượt sông gây ra những cuộc chiến đấu ác liệt; cuối
cùng quân Tống không sang nổi sông. Chính trong trận chiến đấu trên sông
Như Nguyệt này, Lý Thường Kiệt đã làm bài thơ nổi tiếng mà ông cho
người ban đêm ngâm lên làm tướng sĩ của mình tưởng đó là lời của thần
sông:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lại xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Quân Lý hăng lên đẩy lùi cuộc chiến công của quân địch, hơn nữa quân

Trung Quốc còn bị dịch bệnh làm chết nhiều. Lúc đó Lý Thường Kiệt bèn
đề nghị giảng hòa, quân Tống chấp nhận với điều kiện phải nhượng cho
chúng năm huyện biên giới(Cao Bằng và Lạng Sơn ngày nay). Đó là vào
năm 1077; hai năm sau, nhà Lý thương lượng lấy lại hết các huyện đã
nhượng.

Lý Thường Kiệt - con người vĩ đại làm nên chiến thắng này, ông là nhà

chiên lược kiệt xuất, đồng thời là một nhà chính trị lớn biết thu phục lòng
dân và làm nức lòng tướng sĩ. Chiến thắng rực rỡ này đánh bại đội quân
của đế quốc Trung Hoa đã khẳng định tính vững chắc của chế độ do nhà Lý
lập nên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.