Thời đại đồ đá cũ và thời đại đồ đá mới
Nước Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á: Tại đây có những dấu
hiệu được phát hiện cho thấy khỉ dạng người đã tìm xuất hiện ở nhiều nơi.
Tháng 8-1965, trong một hang động thuộc xã Tân Văn,tỉnh Lạng Sơn,
người ta phát hiện di cốt của một vượn người, và những chiếc răng của một
người vượn khác gần với người vượn Bắc Kinh hơn. Di cốt ấy đang được
nghiên cứu, nhưng những nhận xét đầu tiên cho phép xác định thời điểm
chúng xuất hiện là vào thời kì trung pleistocène(
Các vết tích đầu tiên của một kỹ nghệ thực sự của con người được phát
hiện tháng 11-1960, trên núi Đọ, tỉnh Thanh Hóa: ở một độ cao cách mặt
ruộng xung quanh từ 20 đến 30m, người ta tìm thấy hàng nghìn mảnh tước
dùng để cắt, cào. Trong số các mảnh tước có những nắm đấm hình hạnh
nhân, hai mặt được gọt cẩn thận, điển hình cho thời kì chelléen. Điều đó
khẳng định sự tồn tại của sơ kì đá cũ ở Việt Nam(một số nhà khảo học Việt
Nam không công nhận điều này).
Trong nhiều hang động của các tỉnh Yên Bái, Ninh Bình, Quảng Bình
với những lớp trầm tích chứa xương động vật thuộc thời kì hậu pleistocène,
người ta đã phát hiện ra những chiếc răng và hàm của người vượn Homo
sapiens(
). Vậy là con người vẫn tiếp tục tồn tại suốt một thời gian dài, cải
tiến dần dần tuy rất chậm các công cụ của mình để tiến lên một kỹ nghệ
hoàn thiện hơn.
Vào cuối thời đại đá cũ châu thổ sông Hồng chưa được phù sa lấp đầy,
con người phải cư trú trong những khối núi đá vôi bao quanh các châu thổ,
những khối núi này có nhiều hang động rộng rãi thuận tiện cho việc cư trú,
gần các sông suối, rừng rậm sẵn thức ăn. Các hòn sỏi trong lòng suối cũng
là nguyên liệu cần thiết để chế tác công cụ. Chính trong các hang động Hòa
Bình và Bắc Sơn, người ta đã tìm thấy nhiều trung tâm văn hóa đồ đá, với