vần bằng hoặc vần bằng sang vần trắc được.
3. Yêu vận gieo vào chữ cuối đoạn thứ nhì (về sự chia đoạn, xem rõ Mục sau)
Luật bằng trắc trong bài hát nói.- Đại khái luật bằng trắc các câu trong mỗi khổ
bài hát nói là như sau (những chữ thường) không cần theo đúng luật, theo lệ
(nhất, tam, ngũ bất luận):
Câu thứ nhất: t T b B t T
- thứ nhì: b B t T b B
- thứ ba: b B t T b B
- thứ tư : t T b B t T
Nên nhận: Câu đầu và câu cuối theo một luật vì hai câu ấy đều gieo vần trắc; hai
câu giữa đều theo một luật vì hai câu ấy đều gieo vần bằng.
Lời chú: 1. Khổ xếp chỉ có ba câu thì theo luật của ba câu đầu kể trên
2. Những câu 5-6 và những câu khác trong bài hát nói, nếu đặt thành câu thơ, thì
phải theo đúng luật thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
3. Những câu 6 chữ theo đúng luật kể trên. Còn những câu dài hơn 6 chữ thì, đói
với việc ứng dụng luật ấy, phải chia làm ba đoạn con, mỗi đoạn 2 chữ, hoặc 3, 4
chữ hay dài hơn nữa. Trong mỗi đoạn, chỉ kể chữ cuối là phải theo luật bằng
trắc, những chữ trên gác ra ngoài không kể, muốn đặt tiếng gì cũng được .
4. Những câu 4, 5 chữ chỉ chia làm hai đoạn thì đoạn thiếu là đoạn đầu không
kể, còn hai đoạn dưới theo đúng luật. Thí dụ: Câu đầu bài Chơi thuyền Hồ Tây
của Nguyễn Khuyến:
Thuyền(b) lan(b) nhẹ(t) nhẹ(t).
Câu đầu bài Cái thú say rượu của Nguyễn Công Trứ (?)
Say (b) chưa?(b) say(0) mới(t) thú(t).
5. Những câu lấy chữ sẵn không theo đúng luật bằng trắc. Thí dụ: Câu thứ hai
của khổ xếp trong bài này Mộng sự với chân thân của Cao Bá Quát (?)
Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy thiên thượng lai.
(Câu này là câu lấy chữ sẳn ở trong bài Tương tiến tửu của Lý Bạch)
Lời chú.- Lệ gieo vần và luật bằng trắc tuy như đã kể trên, những một đôi khi
nhà làm văn không theo đúng hẳn cũng được, miễn là câu đặt có thể hát lưu loát
thì thôi.
Một bài hát nói đủ khổ làm mẫu: nợ nam nhi của Nguyễn Công Trứ (0=chữ gác