vận. Nhưng chỉ có lối hát nói là thông dụng nhất là có văn chương lý thú nhất.
Hát nói có thể coi là một biến thể của hai thể lục bát và song thất.
Đủ khổ, dôi khổ và thiếu khổ.- Mỗi bài hát nói chia làm nhiều đoạn gọi là khổ
bài. Mỗi khổ có bốn câu, trừ khổ cuối chỉ có 3 câu.
Theo số khổ , hát nói chia làm ba thể:
1) Đủ khổ là những bài có ba khổ (khổ đầu 4 câu, khổ giữa 4 câu, khổ xếp 3
câu) cộng là 11 câu. Thể này là chính thức.
2) Dôi khổ là những bài có hơn ba khổ (khổ dôi ra là khổ giữa)
3) Thiếu khổ là những bài thiếu một khổ (thường là khổ giữa) chỉ có 7 câu.
Hai thể sau là biến thức.
1. Đủ khổ
Các câu trong bài đủ khổ.- theo tiếng nhà nghề, 11 câu trong bài đủ khổ có tên
riêng là:
Khổ đầu: hai câu 1-2 là lá đầu; hai câu 3-4 là xuyên thưa.
Khổ giữa: hai câu 5-6 là thơ; hai câu 7-8 là xuyên mau .
Khổ xếp: câu 9 là dồn; câu 10 là xếp; câu 11 là Keo.
Số chữ trong câu hát nói:- Số chữ không nhất định.
Thường đặt những câu 7,8 chữ; nhưng có khi đặt những câu ngắn hơn chỉ cõ, 5
chữ, hoặc dài tới 12, 13 chữ.
Duy có câu cuối bao giờ cũng đặt 6 chữ và hai câu 5-6 đặt thành hai câu thơ thì
phải theo thơ ngũ ngôn (5 chữ) hoặc thất ngôn (7 chữ). Nhưng hai câu 5-6
không đặt theo thể thơ và có số chữ so le cũng được. Thí dụ: (hai câu 5-6 trong
bài Rõ mặt tu mi của Nguyễn Công Trứ):
Đố kỵ sá chi con Tạo.
Nợ tang bồng quyết trả cho xong.
Cách gieo vần trong bài hát nói.- Cách gieo vần phải theo các lệ sau này:
1. Trong bài hát nói, dùng cả hai thứ vần; vần bằng và vần trắc. Khi nào trong
một câu đang vần bằng đổi sang vần trắc hoặc trái lại thế, thì vừa có yêu vận và
cước vận. Những câu ấy là các câu chẵn, trừ câu thứ sáu là câu thơ nên chỉ có
cước vận thôi.
2. Trong mỗi khổ, cước vận của câu đầu và câu cuối phải dùng tiếng trắc, cước
vận của hai câu giữa phải dùng tiếng bằng. Còn yêu vận của câu thứ hai thì dùng
tiếng trắc mà của câu thứ tư thì dùng tiếng bằng để có thể chuyển vần trắc sang