(12) Sóng thần hang Dơi: Phía bắc chân núi Hải vân sát tới bể có Bức cốc (Hang
Dơi) hoặc gọi là Tiên Châu (Bãi Chuối). Tương truyền khi xưa chỗ âý có sóng
thần, thuyền đi qua đó, chìm đắm nhiêù lắm (Đại Nam nhất thống chí)
--
6/ Tướng người. Thí dụ:
Những người ti hí mắt lươn,
Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người.
H) Các bài hát phong tình, nghĩa là những bài tả những cuộc tình duyên của trai
gái: từ lúc mới gặp nhau ngỏ lời nói ướm, đến khi thề nguyền gắn bó, dạm hỏi
cưới xin, rồi những cảnh nhớ mong, chờ đợi, đoàn tụ, biệt ly, những nỗi trái
duyên, bội ước, quá lứa, lỡ thì, ở trong ca dao đều tả cả.
Phần nầy là phần giàu nhất trong ca dao mà cũng là phần có văn chương lý thú
nhất.
Thí dụ: Xem phần thứ hai bài số 15,16,17,18,19.
LỜI CHÚ. Chính những bài hát phong tình này đã dùng làm tài liệu cho các
cuộc hát trống quân và hát quan họ hoặc hát đúm (13)
1/ Các bài hát liên lạc đến lịch sử. Có nhiều bài ca dao ám chỉ đến một việc
trong lịch sử, hoặc nhân một việc trong lịch sử đã xảy ra mà làm nên. Thí dụ:
Nhớ em anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang (14)
Phá Tam giang ngày rày đã cạn,
Truông nhà Hồ, Nội tán cấm nghiêm.
(13) cuộc hát trống quân thường tổ chức ở các vùng nhà quê về dịp tết Trung
thu, do các người đàn anh trong làng treo giải. Một người con trai và một người
con gái ngồi đối diện nhau, vừa hát vừa gỏ vào một cái dây để lấy nhịp (dây này
căng thẳng, trong khoảng hai cái cọc ở giữa buộc vào một tấm ván hoặc một cái
thùng sắt tây chôn xuống đất để lấy tiếng vang). Hai bên đối đáp, mượn những
câu hát có sẵn mà biến báo thay đổi cho hợp vớ itình ý mình: đến khi nào một
bên không hát được nữa là thua, bên kia sẽ được lĩnh giải. - Tục hát quan họ
thịnh hành ở vùng Bắc Ninh (các huyện Võ giàng, Tiên du, Yên phong) và Bắc
Giang (huyện Việt yên) nhân các ngày hội chùa, trai gái mấy vùng ấy họp thành
từng bọn (lúc đương cuộc, họ xưng hô với nhau là anh Hai, anh Ba, chị Hai, chị
Ba, v.v. coi nhau như người cùng một họ, bởi thế mới gọi là hát quan họ), rồi