VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 101

biển mà vào cướp phá. Chẳng dè, khi quân của chúng đi qua cửa biển Đại
Nha và cửa biển Tiểu Khang thì phong ba nổi lên, nhận chìm hết cả thuyền
bè, Ngô Nhật Khánh bị chết đuối. Chúa Chàm (tức vua Chiêm Thành) may
được thoát nạn, thu nhặt tàn quân mà chạy về”.

Lời bàn

Nhân thời loạn mà làm loạn, sự ấy dẫu chẳng tốt đẹp gì, nhưng thôi, Ngô

Nhật Khánh cũng hùng cứ một phương như bao kẻ hùng cứ các phương,
hãy tạm cho là sự thường. Quan hệ hôn nhân giữa gia đình Đinh Tiên
Hoàng với gia đình Ngô Nhật Khánh, tuy có phần rắc rối đến độ khó
thương, nhưng, nếu xét đến tâm thành của Đinh Tiên Hoàng đối với xã tắc,
kể cũng có thể coi là sự thường vậy.

Mọi sự bất thường đều ở cái tâm bất chính của Ngô Nhật Khánh mà thôi.

Khi loạn mười hai sứ quân đã bị dẹp, quyền cai trị giang sơn đã được Đinh
Tiên Hoàng thu về một mối, thì chống Đinh Tiên Hoàng tức là chống lại
nền thống nhất thiêng liêng, tức là xúc phạm đến tình cảm chung của nhân
dân cả nước. Sự vô đạo trong xử thế với thân nhân của Ngô Nhật Khánh,
đời dẫu có khinh vẫn có thể tha, song, chống lại triều đình trong trường hợp
này là trọng tội, quyết không thể dung tha được.

Từ chỗ loạn nhà đến chỗ hại nước, khoảng cách thật chẳng xa. Cho dẫu

ngàn năm vật đổi sao dời, lòng khinh ghét và căm giận của thế gian đối với
kẻ bất trung và phản quốc có bao giờ thay đổi đâu.

Như Ngô Nhật Khánh, đã bất hiếu lại bất trung, đã hại dân lại phản quốc,

còn mặt mũi nào sống giữa trời cao đất dày nữa. Phong ba bất ngờ nổi lên,
đó là chuyện của phong ba, nhưng, cái chết bi thảm của Ngô Nhật Khánh
lúc này có phải là chuyện bất ngờ đâu. Giá thử Ngô Nhật Khánh có may
mắn thoát khỏi phong ba của biển, hắn cũng chẳng thể thoát khỏi bão táp
căm giận của lòng người đương thời.

… Mới hay, những kẻ phi loài,
Dẫu người không giết thì trời chẳng tha.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.