lắm. Nơi cung khuyết chín tầng tôn nghiêm, xin bệ hạ hãy dốc lòng cố
gắng. Hãy thương lấy xứ Nam đang bị giặc phá hủy. Khi ăn của ngon vật lạ
thì xin hãy nghĩ xem thổ sản ở Nam Kì có còn hay không; Khi ngắm nghía
lầu gác ở lăng tẩm rực rỡ thì xin hãy nghĩ đến mồ mả của dân Nam Kì đã bị
giặc phá; Lúc vỗ về dân chung quanh kinh đô thì xin hãy nghĩ đến Nam Kì,
xem có ai cần chẩn cấp không … Nghĩ đi rồi nghĩ lại, việc tự nhiên có thể
cảm hóa lòng thánh thượng, khiến có thể lo xa, bỏ việc không cần kíp, ban
hành chính sách tốt đẹp, dùng người và dùng quân đều kiệm ước, tránh xa
xỉ: đẩy xe xa vết cũ, thì tất cả sẽ tốt đẹp. Nhưng, trước hết xin hãy bãi bỏ
việc đi Đông đi Tây, triệu những người sai đi mua vật phẩm trở về, rút hết
tàu thuyền về cửa Thuận An để lo phòng bị tuần tiễu. Với những binh lính
đang bị sai làm các việc, xin hãy khoan thư cho họ, chớ đốc thúc, chỉ mong
làm sao để họ thực tâm làm. Tiếng tốt lan tới đâu, lòng người sẽ vui thuận
đến đó. Lòng người đã vui thuận thì trời ắt cũng giúp cho, khiến cho gốc
của nước được vững bền và yên ổn mãi mãi. Người xưa có câu rằng: Có
vượt được hoạn nạn mới dựng được nước, có lo nghĩ nhiều mới có thánh
đức, đại để là như thế. Nếu bệ hạ coi lời ấy là tầm thường thì mối lo về sau
chưa hẳn đã dứt. Thần tuổi già lại bệnh hoạn, há dám nghĩ đến việc rút lui,
chẳng qua vì tấm lòng khuyển mã, không thể không dâng lời đó thôi. Cúi
mong bệ hạ rủ lòng thương mà soi xét, nếu được chỗ nào thì xin mau cho
thi hành, nếu cho là lời nói càn thì xin đem cách chức, phận làm tôi như
thần không dám trách cứ gì”.
Tờ sớ này được Vua khen, nhưng vẫn không cho thi hành.
Tờ sớ thứ tư, Thân Văn Nhiếp dâng vua Tự Đức vào năm Đinh Mão
(1867). Lúc này, ông được thăng chức Thự Tổng đốc
. Thấy Vua thường
ngao du, xem việc xây cất, Thân Văn Nhiếp tâu rằng: “Từ xưa, đấng trị
nước mà siêng năng chăm chỉ thì thường lo về sự nguy biến, còn người lười
biếng, thích vui chơi thì chỉ thấy yên ổn. Thường thấy nguy biến là gốc của
thịnh trị, thường thấy yên ổn là gốc của họa loạn.” Ông cực lực phê phán
việc xây cất Vạn Niên Cơ và các công trình khác. Vua nhận lỗi nhưng
không sửa, lại thăng cho Thân Văn Nhiếp được chính thức làm Tổng đốc.