lập và tự chủ.
Hiện vẫn chưa rõ quê quán cũng như năm sinh và năm mất của Đinh
Kiến.
5) Chính quyền Mai Hắc Đế (722)
Họ và tên: Mai Thúc Loan (còn có tên khác là Mai Huyền Thành).
Sinh quán: huyện Thiên Lộc (nay, đất sinh quán của ông thuộc Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Sau, gia đình ông di cư về vùng Ngọc Trường
(vùng này, nay thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
Mai Thúc Loan sinh trưởng trong một gia đình nghèo, bản thân ông
luôn bị quan lại nhà Đường bắt phải đi phu, phục dịch rất vất vả.
Năm 722, ông phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn. Cũng
ngay năm này, Mai Thúc Loan đã cho xây dựng đại bản doanh tại
Hùng Sơn (tục danh là Núi Đụn) và lập căn cứ dọc theo bờ sông Lam
(Nghệ An). Đồng thời, để quy tụ lòng người, ông đã lên ngôi Hoàng
đế, xưng là Mai Hắc Đế (ông vua người họ Mai, da đen). Mai Hắc Đế
đã lãnh đạo nghĩa quân, đánh cho quan đô hộ của nhà Đường lúc ấy là
Quang Sở Khách phải hốt hoảng tháo chạy về nước.
Nhà Đường đã phải huy động một lực lượng lớn mới đàn áp được Mai
Hắc Đế và nghĩa sĩ của ông.
Mai Hắc Đế mất năm 722, do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ thọ bao
nhiêu tuổi.
6) Chính quyền họ Phùng (?-791)
a) Bố Cái Đại Vương (?-789)
Họ và tên: Phùng Hưng, tự là Công Phấn.
Nguyên quán: Đường Lâm, Phong Châu (đất này nay thuộc huyện Ba
Vì, Hà Tây).
Phùng Hưng sinh trưởng trong một gia đình đời đời làm quan lang của
vùng Phong Châu.