Lý Phật Tử cho con trai là Nhã Lang kết hôn với con gái của Triệu
Việt Vương là Cảo Nương, mượn danh nghĩa thông gia để làm cho
Triệu Việt Vương mất cảnh giác.
Năm 571, Lý Phật Tử bất ngờ cho quân đánh úp, khiến Triệu Việt
Vương bị đại bại và bị giết. Lý Phật Tử thâu tóm mọi quyền hành. Sử
cũ gọi đó là nhà Hậu Lý Nam Đế.
Năm 581, nhà Tuỳ được dựng lên. Sau một thời gian lo củng cố quyền
thống trị ở Trung Quốc, năm 602, nhà Tuỳ liền dùng áp lực quân sự,
khiến Lý Phật Tử phải đầu hàng. Không thấy sử cũ ghi chép gì về số
phận của Lý Phật Tử sau khi đầu hàng.
Chưa rõ năm sinh và năm mất nên chưa rõ Lý Phật Tử thọ bao nhiêu
tuổi.
4) Chính quyền Đinh Kiến (687)
Từ năm 618 đến năm 905, đất nước ta bị nhà Đường đô hộ. Năm 679,
nhà Đường lập ra An Nam Đô hộ phủ. Sử Trung Quốc bắt đầu gọi ta
là An Nam kể từ đó.
Năm 687, quan cai quản An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường là Lưu
Diên Hựu thu thuế rất tham tàn, khiến cho nhân dân ta rất căm phẫn.
Nhân cơ hội đó, một vị hào trưởng là Lý Tự Tiên (nay vẫn chưa rõ quê
quán) đã bí mật tổ chức một cuộc khởi nghĩa lớn. Nhưng cơ mưu bị
bại lộ, Lý Tự Tiên bị Lưu Diên Hựu giết chết.
Tiếp nối sự nghiệp của Lý Tự Tiên, một vị hào trưởng, cũng là một
thuộc tướng của Lý Tự Tiên đã lãnh đạo nhân dân vùng dậy. Vị hào
trưởng ấy là Đinh Kiến.
Ngay trong năm 687, Đinh Kiến đã giết chết được Lưu Diên Hựu và
chiếm được phủ đô hộ là thành Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay),
đồng thời, nhanh chóng thiết lập một hệ thống chính quyền do ông
đứng đầu.
Đinh Kiến chưa xưng đế hay vương, cũng chưa đặt quốc hiệu hay niên
hiệu, nhưng chính quyền do ông đứng đầu thực sự là chính quyền độc