VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 131

Thời Tiền Lý có mấy hệ thống chính quyền sau đây:
a) Lý Nam Đế (542-548)

Họ và tên: Lý Bí (còn có tên khác là Lý Bôn).
Nguyên quán là đất Thái Bình (đất này nay thuộc vùng tiếp giáp giữa
huyện Thạch Thất và thị xã Sơn tây, tỉnh Hà Tây).
Hiện chưa rõ năm sinh.
Năm 542, Lý Bí phát động khởi nghĩa và chỉ trong vòng ba tháng đã
quyét sạch quân Lương ra khỏi bờ cõi. Năm Giáp Tí (544), Lý Bí lên
ngôi Hoàng đế, xưng là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên
hiệu là Đại Đức (cũng có thư tịch cổ chép là Thiên Đức)
Liên tục trong hai năm (545 và 546), nhà Lương cho quân sang đàn
áp. Sau trận thất bại ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế giao quyền bính lại
cho Triệu Quang Phục rồi tạm lánh vào động Khuất Lão và mất ở đấy
vào năm 548.
Do chưa rõ năm sinh nên chưa rõ Lý Nam Đế thọ bao nhiêu tuổi.

b) Triệu Việt Vương (546-571)

Họ và tên: Triệu Quang Phục.
Nguyên quán: phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Phủ này, nay là vùng
giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phúc.
Khi Lý Bí phát động khởi nghĩa, Triệu Quang Phục và cha là Triệu
Túc cùng hưởng ứng. Khi Lý Bí xưng là Lý Nam Đế, Triệu Quang
Phục được phong tới chức Tả tướng.
Năm 546, sau thất bại trong trận đánh ở hồ Điển Triệt, Triệu Quang
Phục được Lý Nam Đế uỷ thác quyền trông coi nghĩa binh. Triệu
Quang Phục đã đưa lực lượng về đầm Dạ Trạch (đầm này nay thuộc
Châu Giang, Hưng Yên) và tổ chức chiến đấu tại đây.
Năm 548, sau khi nghe tin Lý Bí đã qua đời, Triệu Quang Phục xưng
là Triệu Việt Vương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.