VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 159

08. Chuyện sư Hưu và hòm xá lị

Có một câu chuyện ngồ ngộ xẩy ra vào năm Giáp Tuất (1034) đã được

sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 2, tờ 22-b và tờ 23-a) chép như
sau:

“Năm ấy, sư Hưu ở chùa Pháp Vân, châu Cổ Pháp (Bắc Ninh) tâu rằng:

Trong chùa ấy phát ra mấy luồng ánh sáng. Theo chỗ ánh sáng (phát ra) ấy
mà đào xuống thì được một cái hòm bằng đá. Trong hòm đá, có cái hòm
bằng bạc. Trong hòm bạc lại có cái hòm bằng vàng. Trong hòm vàng, có
cái bình lưu li (lưu li là tên một loại ngọc, bình lưu li là bình ngọc lưu li).
Trong bình (lưu li) đựng xá lị. Vua sai rước vào cấm điện, xem xong thì trả
lại”.

(Thuyết nhà Phật gọi xá lị là tinh túy do tinh khí tụ lại khi đốt xác, lửa

không đốt cháy được nên gọi là bảo. Tương truyền người nào học phật
thành thì thân hóa như thế).

Lời bàn

Thời Lý, Phật giáo rất thịnh, thậm chí, cũng có thể coi là quốc giáo. Bởi

Phật thịnh nên địa vị của các nhà sư trong xã hội rất cao. Ngay cả hoàng đế
cũng có người bỏ cả ngai vàng mà đi tu.

Song, nhân thời Phật thịnh mà bày đặt chuyện hoang đường để mê hoặc

người đương thời và làm cho hậu thế phải chê trách. Ấy là hành vi rất xa lạ
với nhà Phật. Thời Lý, nước nhà có không ít bậc cao tăng uyên thâm giáo
lí, thấu đáo Phật sử, đạo hạnh cũng hơn người, một lòng một dạ lo tìm cách
cứu nhân độ thế. Còn sư Hưu…!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.