VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 184

dừng, từ giã cõi đời, nghìn thu vĩnh quyết. Các ngươi nên thực lòng kính
nghe lời trẫm, bảo rõ cho các vương công, bày tỏ cho hết trong ngoài” …

Lời bàn

Thói thường, lời vĩnh quyết cũng có thể là lời vô nghĩa nhất mà cũng có

thể là lời minh tuệ nhất. Lời Lý Nhân Tông thuộc loại thứ hai. Nhưng, lời
ấy không phải là lời bất chợt của phút chót cuộc đời mà là lời phản ánh một
đời nặng lo gánh vác trọng trách trước sơn hà xã tắc. Lý Nhân Tông là nhân
vật gắn liền với ba sự kiện lớn ở nửa sau của thế kỉ XI. Một là đã mở khoa
thi Nho học đầu tiên vào năm Ất Mão (1075). Từ đây, phương thức tuyển
lựa quan lại bằng thi cử được thiết lập. Cũng từ đây, đội ngũ quan lại chính
quy dần dần thay thế đổi ngũ quý tộc thế tập. Hai là đã lập ra Quốc Tử
Giám

[84]

vào năm Bính Thìn (1076). Từ đây, nền đại học của nước nhà được

khai sinh. Cũng từ đây, trước khi tham chính, quý tộc phải trải qua một giai
đoạn đào tạo hẳn hoi. Ba là đã chỉ huy quân dân cả nước đập tan cuộc xâm
lăng của nhà Tống vào năm Đinh Tị (1077), làm cho “nước lớn sợ”, làm
cho uy danh của nước Đại Việt trở nên lừng lẫy.

Con người có nhiều cống hiến lớn lao ấy lại không muốn xây lăng mộ

riêng, cho dẫu trước sau ông vẫn là đại diện cao nhất của giai cấp quý tộc
đương thời. Ngày nay, khi dền với Thăng Long cổ kính, ai cũng biết và
cũng muốn đến với khu Quốc Tử Giám nổi tiếng ngàn năm, nhưng hầu như
chẳng ai biết và cũng ít ai muốn về thăm nấm mồ bình dị của ông. Ông đã
hóa thân thành lịch sử và chính ông cũng là một phần của lịch sử nước nhà
vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.