41. Trần Khắc Chung bị phạt tội
Sau vụ tư thông với Công Chúa Huyền Trân (10-1307), uy danh của
quan Hành khiển Trần Khắc Chung suy giảm rõ rệt. Các quan trong triều
thường kiếm cớ để đàn hặc ông, kể cả khi xem ra ông chẳng có lỗi gì đáng
kể. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 6) có chép lại hai chuyện
Trần Khắc Chung bị đàn hặc và bị phạt. Chuyện thứ nhất (chép ở tờ 33 a)
xảy ra vào tháng 6 năm 1315, dưới đời Trần Minh Tông (1314-1329).
“Lúc ấy Trần Khắc Chung làm chức Hành khiển. Quan Ngự sử dâng sớ
nói rằng, chức vụ của Tể tướng, trước hết phải lo điều hòa âm dương. Nay
Khắc Chung ở ngôi Tể tướng, không biết phối hợp trời đất cho khí tiết điều
hòa, để đến nỗi mưa nắng trái trời, thế là làm quan không được công trạng
gì cả. Khắc Chung cãi, tôi lạm giữ chức Tể tướng, chỉ biết cố sức làm
những việc mà chức vụ phải làm, còn như hạn hán thì hỏi ở Long Vương,
Khắc Chung đâu phải là Long Vương mà đổ tội được. Sau, nước sông lên
cao, Vua đích thân đi xem xét việc đắp đê. Quan Ngự sử lại tâu, bệ hạ nên
chăm sửa đức chính chớ xem làm gì việc đắp đê nhỏ nhặt ấy. Nghe thế,
Khắc Chung nói, khi dân bị nạn lụt, người làm vua phải cứu giúp tai họa
khẩn cấp đó, sửa đức chính không gì lớn hơn là việc này, cần gì phải ngồi
thinh, tư lự rồi bảo là sửa đức chính”.
Chuyện thứ hai (chép ở tờ 45 a-b), xảy ra vào mùa hè năm 1327, cũng
dưới thời vua Trần Minh Tông. Chuyện kể rằng:
“Mùa hạ, tháng 5, sét đánh lăng tẩm, quần thần bàn việc ấy. Vua xuống
chiếu phạt bọn Thiếu bảo Trần Khắc Chung và Hành khiển Đoàn Nhữ Hài,
nặng nhẹ khác nhau. Sau hôm sét đánh, các quan họp bàn ở Nội Nhân Văn
Cục
. Các vương hầu cùng giải lao với Trần Khắc Chung và Đoàn Nhữ
Hài. Khắc Chung nói chuyện với giọng hài hước, Nhữ Hài vội đứng dậy bỏ
đi. Khắc Chung nói xong, mọi người đều cười, bị quan Ngư sử hặc tội, Vua
liền xuống chiếu phạt Khắc Chung và Nhữ Hài. Nhữ Hài cãi, lúc cười đùa
thì thần đã đi rồi. Vua nói, Nhữ Hài nghe biết là đùa cợt mà không ngăn, lại