Nói rồi, không chịu uống thuốc. Lúc bệnh đã quá nguy kịch, gọi quan
hoạn là Nguyễn Dân Vọng đem bản thảo tập thơ ngự chế
đốt đi. Dân
Vọng còn do dự thì Minh Tông nói: -Vật đáng tiếc hơn còn không thể giữ
được, giữ gì thứ ấy.
Các Hoàng tử cùng đứng hầu cạnh, chờ nghe lời dạy cuối cùng. (Minh
Tông) liền nói với họ: -Các con cứ xem việc làm của người xưa, việc hay
thì theo, việc dở thì lánh, cần gì phải nghe ta nói.
Minh Tông từng nói rằng: -Bậc đế vương dùng người không phải là có
tình riêng với người đó mà chỉ vì đó là người hiền thôi. Người đó theo đúng
ý ta, giữ chức vụ cho ta, làm việc cho ta, chịu nhọc cho ta, cho nên ta coi là
hiền mà dùng họ. Nếu ta cũng đúng là người hiền thì những người được ta
dùng cũng hiền, kể như Nghiêu, Thuấn dùng Tắc, Khiết, Quỳ, Long
Nếu ta không hiền thì những kẻ ta dùng ắt cũng không hiền, khác chi Kiệt,
Trụ dùng Phi Liêm, Ác Lai
vậy. Đó là “đồng thanh tương ứng, đồng khí
tương cầu” cùng loại thì hợp nhau. Kiệt, Trụ đâu phải có tình riêng gì với
bề tôi của hắn. Bảo hắn là ngu tối thì được chớ bảo hắn có tình riêng thì
không”.
Lời bàn
Thượng hoàng Trần Minh Tông chợt nghĩ được những lời tốt dẹp này
trước phút lâm chung chăng? Ắt không hẳn vậy. Ngọn đèn sắp tắt bao giờ
cũng lóe sáng lên một lần cuối cùng, đời mẫn tuệ trước lúc tàn thường vẫn
để lại cho hậu thế những lời châu ngọc. Mới hay, muốn lóe sáng cả ở phút
cuối đời thì sinh thời mình phải là một ngọn đèn. Minh Tông quả đúng là
ngọn đèn của dĩ vãng, dẫu đã tắt giữa cõi đời vẫn tỏa sáng trong sử sách
vậy.