VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 345

xong lại trở về quê, từ chối không nhận chức gì cả. Ông mất, Vua sai quan
đến tế, ban tặng tên thụy là Văn Trinh. Ít lâu sau lại lệnh cho ông được tòng
tự ở Văn Miếu”.

Lời bàn của sử thần Ngô Sĩ Liên: “Người hiền được dùng ở đời thường

lo vua không thi hành điều sở học của mình. Vua thì dùng người hiền mà
hay lo người hiền không theo ý muốn của mình. Cho nên, vua tôi gặp nhau,
từ xưa đã là rất khó. Nho gia nước Việt ta được dùng rất nhiều, nhưng kẻ
thì chỉ nghĩ đến công danh kẻ thì lo làm giàu, kẻ chỉ xu phụ, kẻ chỉ cốt ăn
lộc giữ thân, ít ai chịu để tâm đến đạo đức, lo nghĩ việc giúp vua, nêu đức
tốt để cho dân được nhờ. Tô Hiến Thành thời Lý và Chu Văn Trinh đời
Trần có lẽ cũng gần được (là người để tâm đến đạo đức, giúp vua nêu
gương sáng cho đời). Nhưng Hiến Thành gặp được vua sáng nên công danh
sự nghiệp được thấy ngay đương thời, còn Chu Văn Trinh đời Trần không
gặp được vua anh minh nên chính học của ông phải đến đời sau mới thấy
được. Văn Trinh thờ vua thì thẳng thắn mà can ngăn, xuất xử thì làm theo
nghĩa lí, đào tạo người tài thì công khanh đều ở cửa nhà ông mà ra, tiết tháo
của ông cao thượng đến thiên tử cũng không bắt làm bề tôi được. Huống
chi, tư thế đường hoàng mà đạo làm thầy được nghiêm, giọng nói lẫm liệt
mà bọn nịnh hót phải sợ. Ngàn năm về sau, nghe phong độ của ông, há kẻ
điêu ngoa lại không thành liêm chính, kẻ yếu hèn lại không biết tự lập hay
sao? Nếu không tìm hiểu nguyên cớ, thì ai biết thụy hiệu của ông xứng
đáng với con người của ông. Ông xứng đáng được coi là ông tổ của Nho
gia nước Việt để thờ trong Văn Miếu. Những người khác như Trần Nguyên
Đán là bậc hiền tài trong khanh sĩ, cùng họ với vua, tuy có khí phách trung
phẫn nhưng lại bó tay bỏ mặc vận nước không biết làm sao, chỉ lánh quyền
tướng quốc để mong bảo toàn gia thuộc. Trương Hán Siêu là quan văn học,
tài vượt hẳn mọi người, tuy cứng cỏi, chính trực nhưng lại chơi với kẻ
không đáng chơi, gả con gái cho người không đáng gả. Họ so với Văn
Trinh có gì đáng kể, huống hồ những kẻ còn kém hơn hai ông này”.

(Đây là lời Ngô Sĩ Liên, cơ sở chứng cứ của những lời bàn này đến nay

vẫn chưa được biết đầy đủ. Sinh thời Trương Hán Siêu không chơi với văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.