58. Hôn Đức Công Dương Nhật Lễ
Vua Trần Minh Tông có bảy vị Hoàng tử. Năm 1329, Minh Tông
nhường ngôi cho Hoàng tử trưởng là Thái tử Vượng, đó là vua Trần Hiến
Tông (1329-1341) để lên làm Thái thượng hoàng. Ngày 11 tháng 6 năm
Tân Tị (1341), vua Trần Hiến Tông mất, con thứ của Minh Tông là Hoàng
tử Hạo lên ngôi, đó là vua Trần Dụ Tông (1341-1369).
Về thế thứ, Hạo là Hoàng tử thứ tư, trên Hạo, ngoài vua Hiến Tông đã
mất, còn có Cung Túc Vương Dục và Cung Tín Vương Trạch.
Ngày 25 tháng 5 năm Kỉ Dậu (1369), vua Trần Dụ Tông mất, cuộc tranh
giành quyền lực trong quý tộc bắt đầu. Hoàng hậu của Minh Tông, lúc này
được tôn là Hiến Từ Tuyên Thánh thái hoàng Thái hậu, đã ủng hộ con thứ
của Cung Túc Vương Dục là Nhật Lễ lên nối ngôi. Bấy giờ, Cung Túc
Vương Dục đã mất, Nhật Lễ cũng không phải là con đẻ của ông. Sách Đại
Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 7, tờ 29 a) chép rằng:
“Nhật Lễ là con của người làm trò tên là Dương Khương. Mẹ Nhật Lễ
khi diễn trò có tên là Vương Mẫu. Sở dĩ có tên này vì bà hay diễn tích
“Vương Mẫu hiến bàn đào” mà vai Vương Mẫu do bà đóng, nhân đó lấy
làm tên mình. Bấy giờ, bà đang có thai, Dục thích sắc đẹp nên lấy làm vợ,
khi bà sanh, Dục nhận (Nhật Lễ) làm con mình. Lúc ấy, Thái hậu bảo các
quan rằng, Dục là con đích trưởng mà không được nối ngôi vua, lại sớm lìa
đời, Nhật Lễ chẳng phải là con Dục đó sao. Nói rồi, đón Nhật Lễ làm vua,
truy phong Dục làm Thái bá
“.
Nhật Lễ lên ngôi, tôn phong bà Hiến Từ Tuyên Thánh làm Thái hoàng
Thái hậu, nhưng chỉ được sáu tháng sau thì đánh thuốc độc giết chết bà ở ở
trong cung. Nhật Lễ lấy lại họ Dương, hòng cướp lấy ngôi báu của họ Trần.
Cũng sách nói trên (tờ 31 b) viết rằng:
“Nhật Lễ tiếm vị, rượu chè dâm dật, hằng ngày chỉ rong chơi, thích các
trò hát xướng, muốn đổi lại họ Dương, các bậc tôn thất và quan lại đều thất
vọng”.