Khi ấy, Thái tử mới lên ba tuổi (tính theo tuổi ta, thực ra chỉ mới hai tuổi
– ND), nhận truyền ngôi không biết lạy. Quý Ly sai Thái hậu lạy trước cho
Thái tử lạy theo. Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương
,
bản văn thì đề là Trung thư, Thượng thư Sảnh phụng nhiếp chính, Cai giáo
Hoàng đế thánh chỉ
v.v …
Ngày hôm ấy, (Vua) lên ngự điện ở kinh đô mới. Lễ mừng xong, ban yến
tiệc cho các quan từ ngũ phẩm trở lên, cho phép con trai, con gái dạo xem ở
cửa nam thành cả ngày lẫn đêm”.
Lời bàn
Mùa hè năm Giáp Tuất (1394) Hồ Quý Ly có thể với Thượng hoàng Trần
Nghệ Tông là sẽ giúp họ Trần truyền ngôi đến con cháu. Năm ấy, vua Trần
là Trần Thuận Tông mới 16 tuổi, chưa có con nối dõi. Nếu bắt phải chờ cho
đến hết đời Trần Thuận Tông rồi lại chờ tiếp cho đến hết đời con của Trần
Thuận Tông để cho đủ gọi là … truyền đến con cháu họ Trần, thì Hồ Quý
Ly chẳng thể làm được, bởi lẽ lúc ấy Hồ Quý Ly đã già, mà chẳng già thì
chờ đợi lâu năm, đối với Hồ Quý Ly cũng là sự vô lí không thể chấp nhận
được. Thôi thì trước hãy làm cho con cháu họ Trần rời ngôi vị sớm, sau sẽ
làm cho con cháu họ Trần mãn kiếp sớm hơn. Hồ Quý Ly nhân nhượng để
cho vua Trần Thuận Tông (cũng là con rể của Quý Ly) ở ngôi 10 năm
(1388-1398), lại để cho vua Trần Thiếu Đế (tức Thái tử An trước kia, cũng
là cháu ngoại của Quý Ly) ở ngôi 2 năm (1398-1400), thế cũng đã là đúng
nghĩa …truyền đến con cháu rồi. Ai dám bảo là Hồ Quý Ly sai lời thề ước
với Thượng hoàng Trần Nghệ Tông? Ôi, cái đúng này mới chua chát và cay
độc làm sao.
Nên chăng, hậu thế hãy nói: “Giữ đúng lời thề như Hồ Quý Ly”!