26. Đặng Dung với bài “Thuật Hoài”
Tháng 2 năm Kỉ Sửu (1409) vì bất đồng ý kiến với Đặng Tất và Nguyễn
Cảnh Chân, Giản Định Đế Trần Ngỗi đã giết chết cả hai vị hổ tướng nanh
vuốt này. Sai lầm nghiêm trọng đó đã làm cho lực lượng Trần Ngỗi phải
gánh chịu một tổn thất không gì bù đắp nổi. Bấy giờ, mặc dầu rất căm giận
Trần Ngỗi, nhưng con của Đặng Tất là Đặng Dưng và con của Nguyễn
Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Dị vẫn không từ bỏ cuộc chiến đấu chống quân
Minh xâm lược. Hai ông đem một bộ phận nghĩa quân về Thanh Hóa, đón
một tôn thất khác của họ Trần là Trần Quý Khoáng vào Nghệ An rồi tôn
Trần Quý Khoáng lên làm vua. Quý Khoáng là con của Mẫn Vương Ngạc,
cháu nội của Trần Nghệ Tông và là cháu gọi Trần Ngỗi bằng chú ruột. Khi
lên ngôi, Quý Khoáng lấy niên hiệu là Trùng Quang nên sử vẫn quen gọi
ông là Trùng Quang Đế.
Như vậy là, một cuộc khởi nghĩa, cùng chống chung một kẻ thù, nhưng
lại có đến hai vị hoàng đế họ Trần lãnh đạo, đó là biểu hiện của sự chia rẽ,
của nguy cơ thất bại. Quân Minh đã triệt để lợi dụng chỗ yếu này để từng
bước dập tắt hoàn toàn cuộc khởi nghĩa.
Cuối tháng 11 năm Quý Tị (1413) Đặng Dung bị giặc bắt giải về Trung
Quốc, nhưng dọc đường, ông đã nhảy xuống sông tự tử. Sinh thời, Đặng
Dung là người tài kiêm văn võ. Ông là tác giả của bài Thuật hoài, một trong
những áng hùng thi kiệt xuất của văn học dân tộc. Nay, xin theo nguyên
bản chép trong Toàn Việt thi lục mà phiên âm, dịch nghĩa và mạo muội
dịch thơ như sau:
Phiên âm:
Thế sự du du nại lão hà,
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị,
Vận khứ anh hừng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phò địa trục,