07. Trận Bồ Ải
Cuối tháng chạp năm Giáp Thìn (1424), sau trận Trà Long, giặc phải cố
thủ trong thành Nghệ An, tình thế rất bi đát. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau,
viện binh của chúng lại kéo tới, cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía
quân Minh. Lê Lợi nói với các tướng rằng: -Thiện chiến giả, trí nhân nhi
bất trí ư nhân (nghĩa là bậc giỏi cầm quân thường buộc đối phương phải
đánh theo cách đánh của mình chứ không dại mà đánh theo cách đánh của
đối phương).
Nói xong, cho các tướng đem quân đi chiếm lĩnh hết các vị trí hiểm yếu
ở huyện Đỗ Gia (Hương Sơn, Hà Tĩnh ngày nay). Quả nhiên, chỉ độ vài ba
ngày sau là giặc cũng tiến xuống phía nam Nghệ An. Sách Đại Việt thông
sử (trang 45-46) chép rằng:
“ Vua đóng ở phía trên dòng nước, ban ngày dựng cờ và thúc trống ầm
ầm, ban đêm thì đốt đèn đuốc sáng trưng trong trại rồi ngầm sai đem voi và
quân qua sông phục nơi hiểm yếu. Trời sắp sáng, địch dẫn quân đánh vào
trại ta, Vua vờ thua lui chạy dẫn địch vào chỗ phục binh, bốn mặt phục binh
đều trỗi dậy đánh phá, có hàng vạn quân địch bị giết và chết đuối. Thua
trận này, chúng bèn lập trại tựa vào thế núi để đóng quân, không chịu ra
giao chiến nữa.
Lúc này, bên địch lương thực dồi dào, mà bên ta, lương chưa đủ để quân
sĩ dùng trong mười ngày, Vua bảo các tướng rằng:
“Giặc cậy nhiều lương, nên cứ cố thủ trong trại, không chịu ra đánh. Đó
là chúng định làm kế lâu dài. Ta ít lương thực, không có thể cầm cự lâu dài
với chúng được”. Bèn sai tự đốt hết các doanh trại, vờ như bỏ trốn, rồi đi
ngầm ra lối tất. Quân địch thấy vậy rất mừng, liền tiến quân đóng vào
doanh trại của ta, và đắp thêm đồn lũy trên núi.
Ngày hôm sau, Vua chọn quân tinh nhuệ mai phục ở Bồ Ải
, rồi sai đội
khinh kị đến khiêu chiến. Địch không hay biết, liền dẫn quân ra ứng chiến,
đến Bồ Ải, trúng phải ổ phục binh, quân phục binh liền trỗi dậy, các viên
dũng tướng: Phạm Vấn, Lê Sát, Lê Ngân, Đinh Lễ, Lê Xí, Lê Đạp, Lê