Trước kia, mỗi lần xuất quân, Vua. thường răn Lễ chớ nên khinh địch.
Đến khi thắng trận Tốt Động, ai cũng khen Lễ giỏi, Vua nói: -Trăm trận mà
thắng cả trăm chưa hẳn đã là điều hay. Hắn cứ cậy có lính giỏi, quen say
men thắng trận thua đau biết đâu còn chờ.
Đến đây thì lời ấy quả là đúng.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khuất Hà (tướng của Lỗ Hoàn Công, Trung
Quốc thời Chu, nổi tiếng là giỏi, sau vì chủ quan mà thua đau, phải tự tử –
ND) quen thói thắng lớn ở Bồ Tao mà đến nỗi bị đại bại. Nhưng, Khuất Hà
là tướng cầm quân đi đánh nước nhỏ, tàn bạo và bị cô lập. Lê Lễ cũng quen
thôi thắng trận ở Tốt Động mà rồi bị thua đau, nhưng Lê Lễ cầm quân
khảng khái phục thù, có đại nghĩa. Tuy xem ra, hai người đều thất bại có vẻ
như nhau mà ý nghĩa thì thực lại rất khác biệt. Tướng giỏi thời bấy giờ,
đứng hàng đầu ắt phải kể đến Lễ và Triện”.
Lời bàn
Chỉ vì không nghiêm cẩn nghe lời dặn dò của Bình Định Vương Lê Lợi
mà hai vị tướng tài đều bị bắt, một người bi giết, một người thoát được,
nhưng hao tổn binh lực cũng chẳng phải là ít. Mới hay, thắng được sự kiêu
căng của chính mình còn khổ hơn cả thắng kẻ thù thiện chiến và mưu lược.
Ngô Sĩ Liên khen Lê Lễ, xếp ông và Lý Triện vào hàng những tướng
giỏi nhất, ắt chỉ vì kính trọng tiết tháo của hai người đó thôi. Cái chết của
Lê Lễ đâu phải chỉ đơn giản là sự thiệt hại một sinh mạng? Nếu các tướng
lĩnh đều hành động như ông thì sự nghiệp của Lam Sơn làm sao hoàn
thành? Hóa ra, đánh trận cũng như đánh cờ, nhường một bước chưa hẳn
phải thua, điều cốt lõi là phải bảo toàn được tướng để sau cùng, đánh những
nước quyết định mà giành phần thắng về mình. Lê Xí may thoát được để
còn ngẫm nghĩ về những lời khuyên của Lê Lợi, chớ Lê Lễ thì chẳng còn
cơ may nào để kịp nhận ra sai lầm của mình. Tiếc thay!