không nói ai cũng tường. Tiếc thay, anh hùng lại chẳng dung tha anh hung,
để đến nỗi Trần Nguyên Hãn không chết vì kẻ thù bạo ngược trong chiến
tranh mà lại chết vì sự nghi kị của Vua trong lúc thái bình.
Dẫu đã có hơn mười năm đồng cam cộng khổ, nhưng Trần Nguyên Hãn
chỉ xét đoán Lê Lợi qua tướng mạo chứ chẳng phải là qua thực tiễn sinh
động của việc làm. Có lẽ cũng vì chỉ xét người qua tướng mạo nên Trần
Nguyên Hãn mới nhầm kẻ cơ hội phản trắc ra người thân tín, bộc bạch hết
mọi điều thầm kín của mình. Nhưng thôi, nhân vô thập toàn, đó âu cũng là
sở đoản của Trần Nguyên Hãn vậy.
Trong chiến tranh, Lê Lợi chỉ thấy Trần Nguyên Hãn là vị dũng tướng có
nhiều mưu lược. Nhưng, khi ngồi lên ngai vàng, Lê Lợi lại chợt nhớ ra, đấy
từng là chỗ ngồi của Hoàng đế họ Trần, bản thân Lê Lợi cũng vừa phải đẩy
“hư vị” của Trần Cảo đi, cho nên, Lê Lợi chỉ thấy Trần Nguyên Hãn là
người họ Trần, quên hết mười năm vào sinh ra tử của Trấn Nguyên Hãn. Sự
đa nghi của Lê Lợi có thể dễ giải thích nhưng quả là khó tha thứ. Nhưng
thôi, đó âu cũng là biểu hiện của sự “nhân vô thập toàn”, nhấn mạnh quá,
sợ có tội với cổ nhân.
Mới hay kẻ cầm quyền chỉ cần một chút thiếu bình tâm là đã có thể gây
nên tai họa nghiêm trọng. Có ai nghĩ người nổi danh như Trần Nguyên Hãn
lại phải chết chìm đâu. Thương thay!