17. Thương thay, Trần Nguyên Hãn!
Trần Nguyên Hãn người đất Sơn Đông
Lập Thạch, tinh Vĩnh Phúc. Ông sinh năm nào không rõ, chỉ biết là mất vào
năm 1429. Trần Nguyên Hãn là cháu nội của Tư đồ Trần Nguyên Đán, nhà
thiên văn và lịch pháp nổi tiếng cuối thời Trần. Khi Lê Lợi xướng nghĩa ở
Lam Sơn, ông cùng với Nguyễn Trãi (cháu ngoại của Trần Nguyên Đán) đã
sớm tìm đến và mau chóng trở thành chỗ dựa tin cậy của Lê Lợi. Cuộc đời
và cái chết oan khuất của ông đã được sách Khâm định Việt sử thông giám
cương mục (chính biên, quyển 25, tờ 20) chép lại tóm lược như sau:
“Hãn có học thức, giỏi binh pháp, từng giúp Lê Thái Tổ khởi nghĩa,
được thương yêu và hậu đãi và dự bàn những chuyện bí mật. (Trần Nguyên
Hãn) cùng Vua xông pha trận mạc, đến đâu cũng lập được chiến công.
Năm Mậu Thân, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1428), khi (Lê Thái
Tổ) định công ban thưởng cho các bậc công thần, (Trần Nguyên) Hãn được
gia phong chức Hữu Tướng quốc, cho mang quốc tính là họ Lê. Công lao
và danh vọng của (Trần Nguyên) Hãn kể vào hàng cao nhất. Nhưng sau,
Trần Nguyên Hãn có nói riêng với người thân tín rằng: -Nhà vua có tướng
giống như Việt Vương Câu Tiễn
, cho nên, ta không thể cùng hưởng yên
vui sung sướng được.
(Nói rồi), Hãn xin về hưu, được Nhà vua ưng thuận. Nhưng, vì (Trần
Nguyên Hãn) là dòng dõi họ Trần, nên bị nghi kị. Về đến Sơn Đông, sống
trong cảnh quê nhà mà (Trần Nguyên) Hãn vẫn cho xây dựng phủ đệ, đóng
thuyền bè, không chịu giữ gìn hình tích. Những kẻ xấu muốn tâng công,
bèn thêu dệt gièm pha với Nhà vua, rằng (Trần Nguyên) Hãn có mưu toan
phản nghịch. Nhà vua tin lời, bèn ra lệnh cho bọn lực sĩ đến bắt. Khi thuyền
chở (Trần Nguyên) Hãn đến bến Sơn Đông (Trần Nguyên) Hãn nhảy xuống
sông tự tử”.
Lời bàn
Công trạng của Trần Nguyên Hãn lớn lao đến mức nào, thiết tưởng
chẳng cần bàn cũng đã rõ. Tên tuổi Lê Lợi rực rỡ với ngàn thu ra sao,