23. Các Ngôn quan là Phan Thiên Tước, Lương Thiên Phúc và
Nguyễn Chiêu Phủ với sáu điều can vua
Đầu thời Lê Thái Tông (1434-1442), Phan Thiên Tước, Lương Thiên
Phúc và Nguyễn Chiêu Phủ cùng giữ chức Ngôn quan, chuyên lo việc can
gián vua và đàn hặc các quan. Họ đã cố gắng làm hết chức phận phải làm,
tuy nhiên, công việc không phải lúc nào cũng được thuận tiện. Năm Ất
Mão (1435) có một chuyện rắc rối đã đến với họ, được sách Đại Việt sử kí
toàn thư (bản kỉ, quyển 11, tờ 21-b và tờ 22 a-b) chép lại như sau:
“Ngày 21 (tháng giêng – ND), các Ngôn quan là Phan Thiên Tước,
Lương Thiên Phúc và Nguyễn Chiêu Phủ, cùng dâng sớ can vua rằng: Tiên
đế (chỉ Lê Lợi, tức Lê Thái Tổ – ND) dãi dầu sương gió, thân mặc áo giáp,
lao tâm khổ trí hơn mười năm trời mới bình định được thiên hạ. Nay, bệ hạ
thừa kế cơ nghiệp, lẽ phải chăm học thuật, dốc lồng tìm kiếm nhân tài để
chu toàn việc trị nước, vậy mà:
- Đại thần tiến cử chức Thiếu bảo Hữu Bật vào hầu việc giảng sách, bệ
hạ đứng dậy bỏ đi không nghe, đó là một điều không nên.
- Tiên đế chọn người làm bảo mẫu, làm thầy để vâng mệnh dạy bảo trong
cung mà bệ hạ khinh rẻ, mắng chửi họ, đó là hai điều không nên.
- Đến như Thần phi và Huệ phi
đường đường là bậc bệ hạ phải gọi là
dì (hai bà là vợ của Lê Lợi. Mẹ của Thái Tông đã mất lúc Thái Tông mới
được ba tuổi – ND), cùng vào cung để dạy, mà bệ hạ cũng nỡ sai người ra
đóng cửa không cho vào, đó là ba điều không nên.
- Người cầm đầu quân thị vệ thấy bệ hạ không đọc sách mà cầm cung đi
bắn chim chơi đùa, họ can ngăn thì bệ hạ đã không nghe, lại còn lấy cung
bắn họ, đó là bốn điều không nên.
- Tiên đế chọn lựa con em của các bậc công thần vào hầu bệ hạ đọc sách
thì bệ hạ xa lánh họ, chỉ đùa giỡn với bọn hầu cận trong cung, đó là năm
điều không nên.
- Bậc đế vương chỉ tìm người tài giỏi, biết nói thẳng, hết lời can ngăn và
những người có nhiều công lao để thưởng cho họ, vậy mà bệ hạ chỉ vui đùa