cáo ở thái miếu, ngày khánh tiết
, ngày chính đán
đó, Hoàng đế mặc áo cổn
, đội mũ miện
, ngồi ở ngai báu, còn như trăm
quan thì mặc triều phục, đội mũ chầu
. (Tuy cũng thuộc đại triều) nhưng
những ngày mồng một hoặc ngày rằm thì Hoàng đế mặc áo bào màu vàng,
đội mũ xung thiên, ngồi ngai báu, trăm quan cùng mặc công phục
, đội
, lễ thường triều gồm có những lễ còn lại. Trong những ngày
đó Hoàng đế mặc áo bào màu vàng, đội mũ Xung Thiên, ngồi sập vàng,
còn như bá quan thì mặc thường phục cổ tròn, đội mũ sa đen
. Về nhạc thì
nhạc đại triều dùng cho tế Giao
, tế Miếu
, tế Ngũ Tự
cứu Mặt Trời, Mặt Trăng (khỏi nhật thực và nguyệt thực). Nhạc thường
triều
và nhạc cửu tấu
dùng khi đại yến
. Đại để nhạc dùng trong cung
mỗi lễ một khác, không thể nhất loạt như nhau. Về Lỗ Bộ đại giá
vậy. Xe kiệu thì có đại lộ
, tượng lộ
, mã lộ
, kiệu chín rồng và kiệu
bảy rồng
… nhanh chậm có khác nhau. Về nghi trượng thì có kim qua,
phủ, việt, chàng, phướn, tinh kì, mao tiết, chương phiến và long ngũ
phượng
. Số ngựa đóng vào xe và số người theo hầu cũng đều có quy định
cụ thể. Nói chung là nhiều thứ, thần không thể chép ra đây hết được.
Thư ấy dâng lên, Vua lại sai Lương Đăng định ra các quy chế. Đăng
vâng mệnh làm và dâng lên những quy chế về mũ, áo và nhạc. Đại để, quy
chế của Đăng và của Trãi phần nhiều khác nhau, trọng lượng và số lượng
khác nhau đã đành, cả đến cách trình bày cũng khác. Vì lẽ đó, Trãi xin thôi
việc này. Vua theo lời tâu của Đăng mà làm”.
Lời bàn
Với Nguyễn Trãi, đến cả nhã nhạc cũng phải hợp với lòng dân và hợp
với sức dân, niềm vui của triều đình phải thực sự là niềm vui chung của
trăm họ. Khi chép sự kiện này vào bộ sách Khâm định Việt sử thông giám
cương mục (chính biên, quyển 17, tờ 3) các sử gia thời Nguyễn đã có lời
phê rất đúng rằng: “Lời tâu này (của Nguyễn Trãi – ND) tuy đã nói đúng
được cái gốc của nhạc nhưng nếu thi hành thì khó đấy”.