Đinh Cảnh An, Nguyễn Vĩnh Tích bèn nhân đó mà hặc tội rằng: -Lê Sát
quen thói chuyên quyền, tội ấy khó lòng dung thứ.
Tờ tâu (của bọn Đinh Cảnh An và Nguyễn Vĩnh Tích) dâng lên. Vua trao
cho hình quan xét hỏi. Sát cởi mũ, tâu Vua rằng: -Nếu ngày nay mà thần bị
khép vào tội chuyên quyền, thế thì chẳng phải tội của thần là do Tiên đế sắp
đặt mà ra đó sao.
Lúc ấy, bọn Lê Văn Linh và Lê Ngân đều cớ sức gỡ tội cho Sát nhưng
Vua không nghe” (tờ 40-b và 41-a).
“(Vua) xuống chiếu rằng: Lê Sát chuyên quyền, nắm giữ việc nước, ghét
người tài, giết Nhân Chú để ra oai, truất Trịnh Khả để mong người phục,
bãi chức của Ư Đài hòng bịt miệng bá quan, đuổi Cầm Hồ ra biên ải để
ngăn lời Ngôn quan … Mọi việc hắn làm đều trái với đạo làm tôi. Nay ta
muốn khép hắn vào hình luật để tỏ rõ phép nước, nhưng vì hắn là viên cố
mệnh đại thần, từng có công với xã tắc nên được đặc cách khoan thứ,
nhưng phải tước bỏ hết quan chức” (tờ 41-b).
“Cho Lê Sát được tự tử ở nhà. (Vua) xuống chiếu rằng: Lê Sát nay lại
ngầm nuôi bọn võ sĩ, liều chết để hại các bậc trung thần lương tướng, mưu
kế thật xảo quyệt, ý định gian phi đã quá rõ, lẽ phải đem chém để rao.
Bọn Lê Ngân và Bùi Cầm Hồ cùng tâu rằng: -Tội Sát đáng chết, nhưng
Sát từng là đại thần, nếu đem xác đi rao thì sợ để tiếng chê cười cho mai
sau.
(Vua nghe), bên cho được chết ở nhà. Vợ con và điền sản nhà Sát đều bị
tịch thu. (Vua) sai đem đồ đạc của nhà Sát ban cho các quan” (tờ 43-a).
Lời bàn
Lê Sát một thời xông pha đánh Nam dẹp Bắc, nguy hiểm đến tận cùng
mà vẫn toàn được tính mạng, lại còn lập được công to, nếu không phải là
người thực tài thật khó mà được vậy. Thế nhưng, giữa thời thái bình thịnh
vượng, Lê Sát lại chết tức tưởi vì lời gièm pha, đành Lê Sát cũng có chút
lỗi của ông, nhưng nếu phép nước thật công minh, có lẽ ông không phải
chết như thế. Bấy giờ, ai cũng nhân danh phép nước, nhân danh chiếu chỉ