29. Lê Thái Tông với việc thưởng phạt quan lại
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 17, tờ
11 và 12) chép rằng:
“Trước đó, Lương Đăng tâu xin việc định ra nghi trượng của vua. Khi
vua xuất hành một cách trọng thể thì dùng các loại xe lớn như xe voi, xe
ngựa, kiệu chín rồng, kiệu bảy rồng, đi nhanh đi chậm có phân biệt. Vua
nghe theo. Xong mọi việc, Đăng được phong làm Đô giám trung thừa
Bùi Cầm Hồ tâu rằng: Từ khi hệ hạ lên ngôi đến nay, nhiều việc làm của
Tiên đế đã bị thay đổi. Ví như quan Lỗ bộ ti đồng giám
Tiên đế lúc đầu thấy hắn có chút chữ nghĩa nên cho làm Nội nhân phó
chưởng, nhưng sau thấy hắn chỉ là kẻ khúm núm, lòng không ngay thẳng,
nên không gần nữa mà cho ra ngoài làm ở Văn Đội, thế mà bây giờ bệ hạ
lại cho hắn làm chức quan to. Xin bệ hạ nghĩ lại.
Lúc ấy, có người thợ tên là Cao Liệt tiến dâng hai chiếc mũ cỏ và nhân
đó, xin được mộ dân sung vào Sở Làm mũ (Quan Tác Cục). Quan Thị ngự
sử
là Nguyễn Vĩnh Tích can rằng: Xưa, bậc đế vương không chuộng
những vật lạ, chế tác khéo léo. Vua Thuấn chỉ mới dùng đồ sơn mà đã có
đến hơn năm chục người can ngăn. Vậy cúi xin bệ hạ hãy nghĩ đến Tiên đế,
người từng có công lớn, dãi nắng dầm mưa mà cũng chưa hề dùng đến loại
mũ này.
Khi bãi chầu, Vua giơ cái mũ cỏ lên cho các bậc đại thần và Đài quan
(quan giữ việc can ngăn, cũng như Ngự sử – ND) xem, rồi nói: -Của này có
gì đáng gọi là kì lạ mà Đài quan phải can ngăn?
(Nguyễn) Vĩnh Tích thưa: -Thì tôi cũng chỉ muốn cho bệ hạ còn hiến
hơn cả vua Nghiêu, vua Thuấn nên mới mạnh dạn can ngăn việc sai quấy
khi nó chưa kịp phát ra đó thôi.
Vua nghe xong thì làm thinh”.
“(Lê) Cảnh Xước ăn hối lộ hai mươi lạng bạc. Theo luật, Cảnh Xước
đáng phải xử tử. Vua cho rằng Lê Cảnh Xước từng hầu việc ở tòa Kinh
Diên
đã lâu, nên chỉ bãi chức, cho làm thứ dân. Được hơn một tháng,