VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 522

Vua lại cho dùng lại làm Hàn lâm viện thị giảng

[380]

, Ngự tiền học sinh cục

phó

[381]

”.

Lời bàn

Lương Đăng là hoạn quan nên luôn được hầu cận vua. Bởi ở trên, vua Lê

Thái Tổ thấy rõ Lương Đăng chỉ là tên khúm núm, lòng dạ không ngay
thẳng, xảo quyệt khó lường, bèn thôi, không cho hầu cận nữa. Nhưng cũng
bởi ở gần, vua Lê Thái Tông luôn được Lương Đăng tâng bốc. Vua tuổi trẻ,
lấy đó làm sự đẹp lòng. Nhà vua khen thưởng kẻ nịnh thần là Lương Đăng
nhưng thực là khen chính mình vậy.

Cái mũ cỏ quả đúng là chẳng có gì đáng gọi là kì lạ. Nhưng ở đời, sai trái

và tội lỗi vẫn thường bắt đầu từ những thứ ngỡ như chẳng đáng gì. Nguyễn
Vĩnh Tích sớm nhìn thấy cây lớn khi hạt mới nhú mầm, thật xứng với chức
Đài quan, sáng suốt và ngay thẳng. Xa thì nhắc việc vua Nghiêu, vua
Thuấn giản dị, gần thì nhắc việc tiên đế là Lê Lợi dãi gió dầm mưa và một
lòng vì nước, vì dân. Lê Thái Tông im lặng. Sử không chép thêm gì nữa,
nhưng ai mà nhẹ dạ cả tin rằng Lê Thái Tông sẽ làm theo lời can ngăn của
Đài quan là Nguyễn Vĩnh Tích?

Định ra phép nước là vua. Bắt bá quan văn võ và trăm họ phải khép mình

theo phép nước cũng là vua. Tiếc thay, qua vụ Lê Cảnh Xước ăn hối lộ,
Nhà vua đã coi phép nước chẳng ra gì. Thay tội tử hình bằng tội bắt làm
dân một tháng. Lê Cảnh Xước chưa kịp nhận ra lỗi lầm đã vội hân hoan trở
lại triều đình với áo mũ xênh xang. Mới hay, giữ phép nước đâu có hay
bằng lo làm đẹp lòng vua. Và, thay tội tử hình bằng tội bắt làm dân một
tháng, chẳng rõ là trăm họ thuở ấy nghĩ gì về thân phận làm dân?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.