46. Cuộc đối đáp giữa Thám Hoa Lương Như Hộc với Văn Lư
Lương Như Hộc người Hải Dương, đỗ Thám hoa năm Nhâm Tuất
(1442), làm quan trải hai triều là Lê Nhân Tông và Lê Thánh Tông, chức
Tả thị lang bộ Lễ
. Ông từng đi sứ sang Trung Quốc, và tương truyền, ông
là người đã đưa nghề khắc in bản gỗ vào nước ta, cho nên, dân làm nghề
khắc in bản gỗ vẫn tôn ông là Tổ sư của nghề mình. Như vậy, xét về danh
vọng và địa vị xã hội, ông thuộc lớp cao sang của người đương thời.
Văn Lư là tên của một người lính ở vệ Oai Lôi
Thân phận của Văn Lư nếu đem so với Lương Như Hộc thì hiển nhiên là
rất thấp kém. Tuy nhiên, vào năm Đinh Hợi (1467), giữa hai người có địa
vị rất cách biệt này đã có một cuộc đối đáp khá thú vị, được sách Khâm
định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 20, tờ 22) ghi lại
như sau:
“Bấy giờ, Vua hạ lệnh lính Ngũ Phủ
chế tạo binh khí theo kiểu mới,
nhưng chưa được bao lâu lại sai chế tạo theo kiểu khác, quân lính vì vậy mà
phàn nàn. Một quân nhân ở vệ Oai Lôi tên là Văn Lư dâng thư nói rằng: -
Tháng giêng năm nay, hệ hạ đã ban hình dạng mới về vũ khí, khiến cho
quân nhân theo đó mà chế tạo. Nay, bệ hạ cho thay đổi hình dạng vũ khí
theo kiểu khác, như thế là chính lệnh bất thường.
Nhà vua sai các quan ở bộ Lại đến dụ bảo Văn Lư rằng: -Binh khí cùng
một dạng ấy cả chứ có khác gì? Nhà ngươi chỉ được cái nói càn mà thôi.
Quan Thị lang là Lương Như Hộc nói riêng với Văn Lư rằng: -Nhà
ngươi không phải người giữ chức Ngôn quan, hà cớ gì lại nói càn đến việc
quốc gia đại sự?
Văn Lư trả lời: -Nước lấy dân làm gốc rễ, còn như lính là để bảo vệ dân.
Nay, chính lệnh trước sau bất nhất, quân dân ai oán, ông là cận thần của
Nhà vua, thế mà cam ngậm miệng không nói. Giờ đây, Lư này nói lời ấy
chính là vì yêu Vua đó thôi.
Bọn Như Hộc nghe lời Văn Lư nói, đều im lặng.
Lời bàn