(Lê) Nghĩa nói: -Thì bệ hạ cứ gắng làm điều tốt, hà cớ gì phải xem nhật
lịch.
Vua sai Trung sứ dụ bảo mấy lần, Lê Nghĩa liền nói: -Nếu thánh thượng
thực lòng muốn tự sửa lỗi, đó là may mắn lớn lao không cùng cho xã tắc.
Vậy thì đọc nhật lịch cũng là nghe thêm lời can ngăn trong khi ngỡ như
không có ai can ngăn vậy.
(Nói rồi, Lê Nghla) bèn dâng nhật lịch.
Lời phê: Lòng hiếu danh của Lê Thánh Tông cũng chẳng khác gì Đường
Thái Tông nên mới đòi xem nhật lịch.
Lời phê: Lê Nghĩa giữ đạo không nghiêm”.
Lời bàn
Vua tự biết việc đòi xem nhật lịch là trái phép nên mới sai trung sứ đến
Hàn Lâm Viện gặp Lê Nghĩa, dẫn chuyện Đường Thái Tông với Phòng
Huyền Linh để lung lạc lòng cương trực vốn có của Sử quan. Bị Lê Nghĩa
phản đối, Vua buộc phải nói rằng, đọc nhật lịch là để biết lỗi trước mà tự
sửa. Ý xa và lời gần của Vua. xem ra đều không chính đáng. Đã biết việc
của Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh là sai mà còn noi theo, ấy là
đã bị tập nhiễm cái xấu. Lỗi mình gây ra, tự mình, mình phải biết. Người đã
quên lỗi của mình, đâu dễ đọc lại nhật lịch là tự sửa được?
Lê Thánh Tông hiếu danh chăng? Lời phê của các sử gia thời Nguyễn.
trong trường hợp cụ thể này, có lẽ là chưa xác đáng. Còn như Lê Nghĩa giữ
đạo không nghiêm thì rõ rồi. Song, nghiêm với kẻ dưới thì được, chớ
nghiêm với người trên, nhất lại là người ở trên ngai vàng, chẳng phải dễ
đâu.