52. Lê Uy Mục và cuộc thanh trừng lần thứ nhất
Lê Uy Mục húy là Tấn, Hoàng tử thứ hai của vua Lê Hiến Tông. Lê Hiến
Tông có tất cả sáu hoàng tử. Tháng 12 năm Kỉ Mùi (1499), nhân có các
quan là Lê Vĩnh và Lê Năng Nhượng tâu xin lập ngôi Thái tử, vua Lê Hiến
Tông đã nhận xét khái quát về đức độ của con mình. Lời nhận xét ấy được
sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 24, tờ
42) ghi lại như sau:
“Trẫm xem trong các Hoàng tử, thì con trưởng là Tuân, thích mặc áo đàn
bà, lại cả gan dám đầu độc cả mẹ; con thứ hai là Tấn thì không có đức, sợ
không đương nổi ngôi báu; chỉ có con thứ ba là Thuần (tức sau này là vua
Lê Túc Tông – ND) là rất ham đọc Thi Thư lại dốc lòng hiếu kính, trẫm
thân lo vỗ về, dạy bảo, nay cũng đã trưởng thành, vậy lấy công minh mà
quyết, trẫm lập Thuần làm ngôi Hoàng trừ (tức Thái tử hay ngôi vua dự bị
– ND)”.
Tháng 5 năm 1504, vua Lê Hiến Tông mất, triều thần lập con thứ là Thái
tử Thuần lên ngôi, đó là vua Lê Túc Tông. Tiếc thay, vua Lê Túc Tông chỉ
ở ngôi được sáu tháng thì qua đời. Hoàng tử thứ hai nhờ đó mà được lên
ngôi, đó là vua Lê Uy Mục. Thân mẫu của Lê Uy Mục có một lí lịch xuất
thân khá độc đáo. Cũng sách trên (tờ 18 quyển 25) viết rằng:
“Hoàng thái hậu người họ Nguyễn, quán xã Phù Chẩn
, huyện Đông
Ngàn (Bắc Ninh – ND). Thuở bé, bà mồ côi và nghèo đói, phải tự bán mình
cho một gia đình ở phủ Phụng Thiên (Hà Nội ngày nay – ND). Sau, vì gia
đình ấy phạm tội, bà cũng bị đẩy vào làm nô tì trong cung, nhân đó, được
vào hầu Hoàng thái hậu ở cung Trường Lạc. Lúc Hiến Tông làm Thái tử,
vào chầu Hoàng thái hậu, trông thấy bà thì lấy làm ưa, mới lấy làm thiếp”.
Việc Lê Uy Mục lên ngôi khiến cho bà Thái hoàng thái hậu (thân mẫu
của Lê Hiến Tông) không bằng lòng, vì bà cho rằng mẹ của Uy Mục là
người thấp hèn thì sinh và nuôi dạy con làm sao tử tế được. Chuyện không
dè đến tai Lê Uy Mục, cho nên, Lê Uy Mục lấy đó làm mối thâm thù. Lại
cũng sách trên (quyển 25, tờ 19) viết tiếp: