53. Lê Uy Mục và cuộc thanh trừng lần thứ hai
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (chính biên, quyển 25, tờ
21) chép rằng:
“Khi Hiến Tông đau nặng, bà Kính Phi (người họ Nguyễn, quán xã Hoa
Lăng, huyện Thủy Đường
. Thân mẫu của Uy Mục mất sớm, bà nhận Uy
Mục làm con nuôi – ND) có ý muốn lập vua, nhưng sợ quan đại thần không
theo, bèn đem vàng bạc đút lót cho Đàm Văn Lễ (là một trong hai cận thần
của vua Lê Hiến Tông – ND) nhưng Lễ không chịu nhận. Kịp khi Hiến
Tông lâm bệnh quá nguy kịch, Văn Lễ cùng với Quang Bật nhận di chiếu
lập Thái tử lên ngôi. Lúc ấy, các vị Hoàng tử tranh nhau để được làm vua,
Văn Lễ sợ biến loạn có thể xảy ra cấp kì, bèn vào nhà tẩm điện
lấy ấn
truyền quốc
đem về nhà mình cất, rồi cùng các đại thần lập vua Túc
Tông. Nhà vua (chỉ Lê Uy Mục – ND) rất oán giận.
Đến đây (tháng 4 năm 1505 – ND) Nhà vua dùng mưu kế của bọn
Khương Trùng và Nguyễn Nhữ Vi, vờ truất chức Văn Lễ và Quang Bật,
cho họ đi làm chức Thừa chính sứ
ở đạo Quảng Nam, rồi nhân khi cả hai
đang trên đường đi nhận chức, Nhà vua sai người đuổi theo, đến bờ sông
Chân Phúc
thì kịp, bắt cả hai phải uống thuốc độc mà chết.
Bầy tôi trong triều cho rằng, hai người ấy vô tội mà chết nên dâng lời can
ngăn. Vua đổ lỗi cho Nhữ Vi, giết luôn cả Nhữ Vi nữa”.
Lời bàn
Dã tâm của Uy Mục ra sao, khỏi nói thêm cũng đã quá rõ. Khương Trùng
là thân thích của Nhà vua, muốn vì Vua mà ám hại Đàm Văn Lễ và Nguyễn
Quang Bật, nên xảo trá mượn lời dâng kế của Nguyễn Nhữ Vi, Nhữ Vi
ngây thơ, tưởng đâu hại người thì mình sẽ được vinh hoa phú quý, chẳng dè
cũng bị giết thảm thương. Hỡi Nhữ Vi, chả lẽ bao sách vở không đủ cho
người thấy được rằng, xưa nay, kẻ tàn bạo có bao giờ chỉ tàn bạo một lần
đâu! Lê Uy Mục đâu có phải là một ngoại lệ.
Ôi chết thảm mà chẳng ai thương là đấy chăng? Còn bà Kính Phi, bà húy
là gì, sử không chép rõ nhưng điều hậu thế rất rõ lại là mưu hối lộ nhơ bẩn