trong thành kẻ ngoại thành, ứng tiếp cho nhau, bắn pháo làm hiệu cho nhau
biết”.
…”Nhà vua chạy đến phường Nhật Chiêu (ngoại thành Hà Nội ngày nay
– ND) thì vệ sĩ đuổi theo bắt được, đem trói ở cửa Lệ Cảnh
. Oánh cho tên
vệ sĩ ấy là người bất nghĩa, bèn sai đem chém, còn Nhà vua thì Oánh bắt
uống thuốc độc tự tử. Oánh căm giận về việc Vua đã giết hại mẹ và anh em
của mình, liền sai người lấy súng đại bác, đặt thây Vua vào hỏa khẩu mà
bắn. Xác Vua tan tành, tro than còn lại thì cho đưa về chôn ở quê ngoại là
làng Phù Chẩn
Lời bàn
Lê Uy Mục là tên bạo chúa, sống thất đức thì chết thê thảm, cógì lạ đâu.
Uy Mục trao bảo kiếm cho Lê Quảng Độ, tưởng được bảo vệ, rốt cuộc chỉ
chuốc thêm họa vào thân. Mới hay, trao niềm tin sai địa chỉ là điều rất đáng
sợ.
Song, các quan theo Giản Tu Công Oánh cũng chẳng sáng suốt gì hơn Lê
Uy Mục. Họ đã đổi sự đau khổ này lấy sự bất hạnh khác đó thôi. Xem việc
Giản Tu Công Oánh sai chém người vệ sĩ đã bắt được vua Lê Uy Mục cũng
đủ rõ Giản Tu Công Oánh là người thế nào rồi.
Hóa ra, chỉ có những người đang bị giam giữ, nhận tiền của Lê Uy Mục
rồi chạy về nhà … là thông minh hơn cả. Tạo hóa vốn công bằng khi chia
may mắn cho mọi người. Quan nhất thời sung sướng và mãn nguyện với bả
vinh hoa, nhưng sống chết điên đảo khó lường, dân vạn đại đói khổ nhưng
dễ giữ được tấm thân hơn. Thời loạn, loạn nhất vẫn là chốn triều đình.
Khiếp thay!