Nguyễn Hoàng kiêm luôn cả trấn thủ xứ Quảng Nam. Năm 1611, Nguyễn
Hoàng mở rộng lãnh thổ đến tận Phú Yên ngày nay. Một cõi giang sơn rộng
lớn của họ Nguyễn đã được tạo dựng. Từ đời con của Nguyễn Hoàng là
Nguyễn Phúc Nguyên, cuộc hỗn chiến Đàng Ngoài và Đàng Trong bắt đầu.
Đàng Ngoài là Nam triều, là chính quyền vua Lê – chúa Trịnh. Đàng Trong
là chính quyền của họ Nguyễn. Đã có tất cả bảy trận ác chiến xảy ra (vào
các năm 1627, 1633, 1643,1648, 1655-1660, 1661-1662 và 1672). Cuộc
hỗn chiến Đàng Ngoài – Đàng Trong (cũng gọi là Trịnh – Nguyễn phân
tranh) đã gieo không biết bao nhiêu là đau thương và tang tóc cho nhân dân
cả nước ta. Sau khi không thể tiêu diệt được nhau, hai bên đã lấy sông
Gianh (ở Quảng Bình ngày nay) làm giới tuyến chia cắt. Đây là sự kiện
chính trị nổi bật nhất của thế kỉ XVII, nhưng cũng rất tiếc là số lượng giai
thoại của thế kỉ này không đủ để giới thiệu thành một tập sách riêng. Chúng
tôi không thể có hẳn một tập giai thoại thời Trịnh – Nguyễn phân tranh như
dự kiến.
Chọn tên gọi chung cho cả một tập gồm 65 giai thoại của hai thời kì với
hai nội dung chính của lịch sử khác biệt nhau, quả là một công việc không
dễ dàng. Trong điều kiện như vậy, chúng tôi đành gọi đây là 65 giai thoại
thế kỉ XVI và XVII.
Trong hai thể kỉ XVI và XVII, nhiều thế lực và nhân vật khá đặc biệt đã
nổi lên. Vị trí của những thế lực và nhân vật này không phải lúc nào cũng
đồng nhất. Với ý định cụ thể là giới thiệu những giai thoại có nguồn gốc
trực liếp từ chính sử, chúng tôi không hề làm nhiệm vụ đánh giá tổng quát
về bất cứ ai. Lời bàn của chúng lôi chỉ có ý nghĩa đối với từng hành vi cụ
thể được đề cập đến trong từng giai thoại mà thôi.
Chẳng bao lâu sau khi bốn tập đầu của bộ Việt Sử Giai Thoại được phát
hành rộng rãi, chúng tôi đã hân hạnh nhận được nhiều lời động viên chân
tình của bạn đọc gần xa và của các nhà phê bình. Nhân dịp này, chúng tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình. Cũng nhân dịp này, xin một
lần nữa, cám ơn Nhà xuất bản Giáo dục đã hết lòng giúp đỡ, tạo mọi điều