VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 646

19. Chính quyền vua Lê – chúa Trịnh thực sự có từ lúc nào?

Năm 1527, Mạc Đãng Dung cướp ngôi nhà Lê. Sáu năm sau, năm Quý

Tị (1533), con của vua Lê Chiêu Tông là Lê Ninh (cũng có tên khác là Lê
Huyến), được Nguyễn Kim tôn lên ngôi vua ở Thanh Hoa, đó là vua Lê
Trang Tông (1533-1548), người đứng đầu Nam triều. Như vậy, Nam triều
là triều Lê, nhưng thực chất, mọi quyền bính đều nằm trong tay Nguyễn
Kim. Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm
đã thu hết quyền hành về mình. Manh nha của chính quyền vua Lê – chúa
Trịnh bắt đầu xuất hiện kể từ đó, nhưng dẫu sao thì địa vị của vua Lê cũng
không đến nỗi quả kém cỏi. Các vua nối tiếp như Lê Trung Tông (1548-
1556), Lê Anh Tông (1556-1573) và Lê Thế Tông (1573-1599), tuy bị chúa
Trịnh (trước là Trịnh Kiểm, sau là Trịnh Tùng) ra sức lấn át, thậm chí là bị
giết (như trường hợp chúa Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông năm 1573)
nhưng tiếng nói của Hoàng đế vẫn còn có người nghe và về hình thức,
chính quyền vẫn là một mối, đứng đầu là vua Lê. Sau khi đã đè bẹp được
những lực lượng chủ yếu nhất của Nam triều (1592), uy danh của Trịnh
Tùng trở nên lừng lẫy, vua Lê Thế Tông trẻ tuổi và lắm bệnh tật, bị coi
thường, thi thoảng, Trịnh Tùng chỉ hỏi qua đôi việc cho có lệ mà thôi. Năm
1599, vua Lê Thế Tông lâm bệnh nặng và mất vào ngày 24 tháng 8, thọ 32
tuổi. Bốn tháng trước khi vua Lê Thế Tông mất, Trịnh Tùng tìm đủ mọi
cách để thúc ép nhà vua phong tước vương cho mình, và ngay sau khi được
phong, Trịnh Tùng đã tự ý lập phủ đệ riêng. Thực trạng cung vua phủ chúa
bắt đầu có kể từ đó.

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 30,

tờ 27 và 28), đã ghi chép sự kiện này, đồng thời viết thêm Lời phê và Lời
cẩn án

[498]

như sau:

“Bởi có quyền uy ngày một cao cả, Tùng muốn được phong danh vị tước

Vương, bèn sai người vào xin với Nhà vua. Vua bất đắc dĩ mà phải y cho,
sai quan Thái tể là Hoàng Đình Ái đem sách thư đến, phong Tùng làm Bình
An Vương

[499]

, lại ban thêm cả Ngọc Toản (tức cái chén của vua dùng để rót

rượu tế – ND), Mao Tiết (lá cờ nhà vua dùng khi có việc phải xuất hành, ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.