thưa: -Nên đúc một cái mâm đồng hai đáy, giấu sắc phong ở giữa, xong,
sắm đầy đủ lễ vật, lấy tướng Thần Lại
là Văn Khuông (chưa rõ họ) làm
sứ giả đi tạ ơn. Thần xin nghĩ sẵn hơn mười câu hỏi và trả lời để trao cho
sứ giả mang đi, đến nơi sẽ tùy cơ ứng biến. Hễ đem xong mâm đồng cho họ
Trịnh thì mau tìm cách về. Làm như thế, họ Trịnh sẽ mắc mưu ta.
Chúa theo lời, sai Văn Khuông đi Đông Đô. Văn Khuông đến, Trịnh
Tráng mời vào yết kiến và hỏi: -Trước đây đã đòi mà Chúa phương Nam
không chịu nạp lễ vật để cống nhà Minh là sao?
Văn Khuông đáp: -Lệ cống nhà Minh không có voi và thuyền, sợ người
truyền lệnh nói không thật nên không dám vâng mệnh.
Hỏi: -Tại sao (Chúa phương Nam) không cho con em đến làm con tin?
Đáp: -Nam Bắc nghĩa như một nhà, một lòng thành tin cậy lẫn nhau thì
còn dùng con tin làm gì nữa?
Hỏi: -Hoàng đế sai mời Chúa phương Nam đi đánh Cao Bằng, cớ sao lại
không chịu đến?
Đáp: -Giặc ở Cao Bằng là giặc đã sức cùng lực kiệt, sức của quân ở
Trung Đô cũng đã thừa sức đánh. Chúa tôi vâng mệnh giữ hai xứ Thuận
Quảng, phía Nam thì phải chống Chiêm Thành, phía Bắc lại phải đề phòng
nhà Mạc, chỉ vì sợ không thể giữ yên bờ cõi nên mới không dám đi.
Hỏi: -Đắp lũy Trường Dục là có ý muốn chống mệnh Vua hay sao?
Đáp: -Đã chịu mệnh giữ đất thì phải phòng bị bờ cõi cho chắc, sao lại gọi
là chống mệnh Vua?
Hỏi: -Tướng tá ở phương Nam thế nào?
Đáp: -Tài kiêm văn võ như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Dật thì không
dưới vài chục người.
Hỏi: -Người ta nói Chúa phương Nam là bậc anh hùng hào kiệt, sao
không nghĩ đến việc đánh giặc lập công?
Đáp: -Chúa tôi không mê tửu sắc, không thích đàn hát, chỉ muốn đem ân
huệ vỗ về dân chúng, lấy uy tín để cảm phục người xa. Ở phương Đông thì