Lời tựa của giáo sư Trần Văn Giàu
Đầu năm 1993, Nguyễn Khắc Thuần mang đến tặng tôi tập thứ nhất của
bộ Việt Sử Giai Thoại và hứa là sẽ viết tất cả tám tập. Đến đầu năm 1995,
quả đúng như vậy, Nguyễn Khắc Thuần đã tặng tôi đủ tám cuốn của bộ
sách này. Đó là một cố gắng rất đáng khích lệ của người viết và của Nhà
xuất bản Giáo dục. Sách gồm những giai thoại được trích lục từ các bộ
chính sử của tổ tiên như: Đại Việt sử lược, Đại Việt sử kí toàn thư
, Khâm
định Việt sử thông giám cương mục
, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt
truyện … Mọi giai thoại đều có ghi xuất xứ gọn gàng mà chính xác, đồng
thời lại có thêm lời bàn khá hóm hỉnh, vừa như để giải thích thêm những
điều cần giải thích, vừa như để gợi ý cảm nhận và suy nghĩ về lịch sử cho
người đọc.
Cách làm của Nguyễn Khắc Thuần không phải là mới nhưng lại rất cần.
Nói không phải là mới vì từ nhiều thế kỉ trước, người Trung Quốc đã từng
làm và cách nay hàng trăm năm, tổ tiên ta cũng đã từng làm. Nguyễn Dữ
(thế kỉ thứ XVI), tác giả của Truyền kì mạn lục là một ví dụ. Đầu những
năm hai mươi của thế kỉ này, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê
Nhân với Cổ học tinh hoa cũng là một ví dụ. Nhưng, sở dĩ nói là rất cần vì
hầu hết những giai thoại trong bộ sách này, tuy sẵn có trong chính sử xưa,
nhưng chưa được giới thiệu một cách đầy đủ và rõ ràng.
Muốn học sử một các có hệ thống, tất nhiên là phải đọc các bộ chính sử
của cả xưa lẫn nay, nhưng, quốc thống dằng dặc với bao sự kiện ngổn
ngang, thật hiếm có ai đủ sức thuộc hết được. Cái đọng lại đến muôn đời
thường vẫn là những gì độc đáo nhất, kết tinh giá trị đạo lí, triết lí và nhân
bản của mỗi thời đó thôi. Giới thiệu kho giai thoại của lịch sử nước Việt
chính là góp phần giới thiệu những gì thiêng liêng, vĩnh tồn với cộng đồng
người Việt với văn hóa Việt nói chung.
Nguyễn Khắc Thuần từng tâm sự với tôi rằng, Cổ học tinh hoa (và một
số tác phẩm tương tự khác) tuy rất có giá trị, được đông đảo bạn đọc tiếp
nhận một cách nồng nhiệt, nhưng những chuyện trong sách ấy, từ bối cảnh,