Trịnh Tạc nghe vậy bèn thôi. Bấy giờ, người ta bảo Duy Chí rất có
phong độ của một bầy tôi biết can ngăn”.
Lời bàn
Sử cũ cho hay, Vũ Duy Chí xuất thân Lại điển, nghĩa là làm quan được
thăng dần chứ không phải là xuất thân khoa bảng tức là nhờ đỗ cao mà
được tuyển dụng. Sử cũ phân biệt là chuyện của sử cũ, thiên hạ xét quan
trước sau đều chỉ ở tài và đức mà thôi. Tài ở đây là tài xét việc, đức ở đây
là đức thương dân. Mảnh bằng tài đức vô hình mà thiên hạ cấp, xem ra còn
ngàn lần giá trị hơn mảnh bằng của các trường thi. Vũ Duy Chí tuy chưa
được thiên hạ cấp cho mảnh bằng tài đức vô hình ấy, nhưng ít ra thì ông
cũng được chúa Trịnh Tạc xét tài không phải từ học vị mà từ công việc cụ
thể ông đã làm. Bài Luận giải nghi quả đúng là bài chuyển tải chút lòng đặc
biệt ưu ái mà Chúa đã dành riêng cho ông vậy. Cảm cái nghĩa ấy, nếu Vũ
Duy Chí có dốc lòng cúc cung tận tụy với Chúa, coi mệnh Chúa là … mệnh
trời, lẽ cũng dễ hiểu thôi.
Lời can ngăn chúa Trịnh Tạc mà Vũ Duy Chí đã nói là lời nghiêm nghị
và thẳng thắn, đáng làm mẫu mực cho một thời chăng? Hẳn nhiên là chưa
đến mức ấy, song, trước là chỗ thân tình thuở còn chưa tức vị, sau là chỗ
tương hợp chúa tôi tâm đắc. Vũ Duy Chí vẫn chẳng hề vì nặng ơn nghĩa
riêng mà coi thường quốc lễ, đáng khen thay!
Vua chúa xưa vẫn thường cầu lời nói thẳng, miễn là lời nói thẳng ấy
không làm ảnh hường gì đến ngôi vị đế vương. Có được lời như lời của Vũ
Duy Chí, nào khác gì được thêm một vật lạ để trang trí trong cung. Hóa ra,
can ngăn người khác mà khôn khéo thì kẻ thu lợi đôi khi lại là chính mình.
Các quan thời ấy khen Vũ Duy Chí là người có được phong độ của bầy tôi
biết can ngăn. thật chí phải.
Nghe đâu về sau, có người học đòi mà can chúa nên nghỉ ngơi để lo
dưỡng sức vì sức khỏe của chúa cũng là tài sàn của xã tắc, phung phí vào
sự cần mẫn thái quá, thiệt cho trăm họ lắm thay!