Kẻ nhỏ nhen thường không bao giờ chỉ nhỏ nhen một lần. Như Lý Duy
Chu, để hại Cao Biền, chỉ trong một thời gian rất ngắn, hắn cũng đã mấy
phen thi hành quỷ kế gian manh đó thôi. Cho nên, phàm là tướng thời loạn,
trước khi ra trận. vừa phải tính toán kế sách để mong toàn thắng đối
phương đã đành, lại còn phải cẩn trọng đề phòng kẻ bất lương nhưng lại
cùng chiến tuyến đang chờ dịp đâm lén mình ở phía sau nữa.
Mưu gian của Lý Duy Chu, rốt cuộc có che giấu được ai đâu. Mới hay,
dưới ánh mặt trời, chẳng có gì hoàn toàn bị che khuất. Kẻ gian tà hiểm ác,
sống một đời mà nhục đến muôn đời, khinh thay!
Hẳn nhiên, Cao Biền cũng là quan đô hộ của nhà Đường, nghĩa là cũng
chẳng phải tốt đẹp gì đối với sinh linh trăm họ của nước ta thuở ấy, song,
chẳng thể vì vậy mà hậu thế bớt coi khinh Lý Duy Chu.
Vua Đường xét tội Cao Biền, bất quá cũng chỉ là nghe và tin theo lời tâu
của Lý Duy Chu. Vua Đường khen ngợi rồi ân thưởng cho Cao Biển, bất
quá cũng nhờ lời tâu của Vương Tuệ Cán và Tăng Cổn. Hai sự ấy tỏ rằng
Nhà vua chỉ biết nghe bằng lỗ tai của kẻ khác, đúng sai chẳng qua chỉ là sự
may rủi mà thôi. Làm vua kiểu ấy, thì cái khó là làm sao để được làm chứ
không phải làm sao để làm được. Cứ đà ấy nghe bằng tai của kẻ khác, nhìn
bằng mắt của kẻ khác, làm bằng tay của kẻ khác, cuối cùng, nói bằng
miệng của kẻ khác, nghĩ bằng đầu của kẻ khác … thì muôn tâu thánh
thượng. khủng khiếp thay! Lý Duy Chu sở dĩ là … Lý Duy Chu. chừng như
cũng bởi một phần là vì trên Lý Duy Chu, trên cả bá quan văn võ lúc ấy
còn có vua Đường.
Có phải là ở bất cứ chỗ nào, nấm độc cũng mọc được đâu.