21. Trạng nguyên Trịnh Tuệ …
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 38,
tờ 3) chép rằng:Theo chế độ cũ, các vị Cử nhân, nếu thi Hội do bộ Lễ tổ
chức mà đỗ thì sẽ được vào dự thi Đình. Thể lệ thi Đình (cũ) cũng ghi rõ:
chính Thiên tử sẽ thân ra bài văn sách rồi chấm để lấy đỗ, xong, sai truyền
xướng danh từng người một. Cứ ba năm tổ chức một khoa thi. Thi Đình
được coi là điển lệ trọng thề của việc chọn nhân tài.
Nhưng, xét cũng đã khá lâu, chiếu nhất của khoa thi Nam Cung (tức
khoa thi Đình – ND) vẫn còn để trống (ý nói đã lâu chưa ai đỗ Trạng
nguyên – ND), bởi thế, khoa này Trịnh Giang nghe theo lời tâu của quan
Nội giám là Hoàng Công Phụ, cho triệu sĩ tử (đã đỗ thi Hội) vào hết trong
phủ đường để thi, cất nhắc cho Trịnh Tuệ đỗ Đệ nhất giáp đệ nhất danh
(tức Trạng nguyên), các sĩ tử khác thì cho đỗ Cập đệ và Xuất thân
, cao
thấp có phân biệt.
(Trịnh) Tuệ người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Phúc, thuộc Thanh Hoa
(nay là Thanh Hóa – ND), là tộc thuộc của chúa Trịnh, tuy cũng có chút
chữ nghĩa, nhưng vì việc thi này mà lắm người bàn tán chê bai ông”.
Lời bàn
Câu chuyện ngắn ngủi này, vậy mà chứa đựng đến chí ít cũng là ba điều
lớn. Một là khoa thi Đình này cố lấy đỗ một vị Trạng nguyên, chẳng qua
cũng chỉ vì đã khá lâu rồi không lấy ai đỗ học vị này mà thôi. Viên hoạn
quan Hoàng Công Phụ thế mà tài, không nhờ lời tâu của hắn, mạch Trạng
nguyên của xã tắc làm sao có thể chảy tiếp đến đây! Ắt thiên hạ thuở đó
phải nhất loạt ngửa mặt lên trời, hớn hở hô vang, rằng sung sướng thay, ta
lại có … cụ Trạng! Hai là theo điển lệ cổ, thi Đình là việc trọng thể, đích
thân Thiên tử ra bài văn sách và chấm, nhưng khoa này, chúa Trịnh Giang
đứng ra lo thay, sự thể mới lạ lùng làm sao! Đành là từ lâu, các chúa Trịnh
đã thay vua làm hết mọi việc quốc gia đại sự, nhưng dẫu sao thì cũng còn
chừa cho vua vài chút quốc lễ hão huyền, dè đâu đến đây, chút quốc lễ hão
huyền ấy cũng bị chúa Trịnh Giang tước nốt, khiếp thay! Ba là Trạng