VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 827

Bấy giờ, Phạm Công Thế đang giữ chức Đông các Hiệu thư, theo Lê

Duy Mật nổi binh, đánh nhau bị thua trận rồi bị bắt. Các bề tôi trong triều
trách ông rằng: -Đã là người khoa giáp sao lại còn theo bọn phản nghịch?

Phạm Công Thế cười đáp: -Danh phận không tỏ đã từ lâu, thuận nghịch

lấy đâu mà phân biệt?

Nói rồi, vươn cổ ra chịu chết chém, không một chút lo sợ hay nao núng

gì”.

Lời bàn
Chép xong đoạn sử này, các tác giả của bộ sách nói trên còn trân trọng

viết thêm Lời cẩn án khá dài, xin lược trích một đoạn như sau: “Duy Mật là
người chí thân của vua Lê, xót xa về nỗi nhà Lê bị chèn áp mãi, bèn đem
quân ra chốn rừng núi xa xôi để quyết chí đánh lại. Việc Duy Mật làm có
thể gọi là danh chính ngôn thuận, không thể ví với bọn giặược. Dẫu lòng
trời không giúp nhà Lê, việc làm của Duy Mật cũng không thành, nhưng
nghĩa lớn vua tôi thì không bao giờ mai một được.”

Xin được bàn về đoạn cẩn án này: Chí lí thay!
Tiến sĩ Phạm Công Thế quả là bậc khó ai bì. Triều đình bấy giờ nào ít

bậc đỗ đại khoa, vậy mà vẫn mê muội, không nhận ra được rằng, thời họ
sống là thời rối ren, thời đảo lộn của mọi giá trị xã hội, thời thuận nghịch
không có ranh giới rạch ròi … Lời ngắn gọn trước lúc thọ hình của Tiến sĩ
Phạm Công Thế quả là sâu sắc, đủ sức để khái quát diễn biến phức tạp của
chính sự cả một thời. Kính thay!

Nói xong lời sâu sắc ấy. Tiến sĩ Phạm Công Thế còn nói thêm với hậu

thế một lời không ngôn từ nhưng cũng rất đáng khắc ghi, đó là: Phàm đã
nuôi chí khuấy nước chọc trời thì phải biết hiên ngang nhận lấy cái chết,
như Phạm Công Thế, không một chút lo sợ hay nao núng, như Phạm Công
Thế, quả cảm vươn cổ ra …

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.