(Nguyễn) Công Thái lại khuyên, nhưng Trịnh Doanh cứ chần chừ mãi.
Trương Khuông và (Nguyễn) Đình Hoàn liền phò Trịnh Doanh lên bảo toạ
(chỗ ngồi dành riêng cho chúa – ND). Bọn (Nguyễn) Quý Cảnh đứng hầu
hai bên. Quan Nội giám là Giáp Nguyễn Khoa liền lên lầu, nổi trống để
tuyên triệu trăm quan. Lúc ấy, các hoạn quan ở cung Thưởng Trì (nơi Trịnh
Giang đang ở – ND) nghe có biến động, liền đem quân đến, nhưng bọn này
đều bị hương binh của (Nguyễn) Quý Cảnh đánh bại và giết hết. Trăm quan
cùng nhau đến lạy mừng (Trịnh Doanh).
Trịnh Doanh lên ngôi chúa, tôn (Trịnh) Giang làm Thái Thượng Vương,
đồng thời, sai quan Bồi tụng tuyên bố lời dụ của mình ở phủ đường”.
…(Triều đình) luận công giúp rập (Trịnh
- Ban cho Vũ Tất Thận hai chữ công thần làm hiệu, lại cho phép dược
dùng vàng để trang sức vào đai lưng, tương tự như đai của các bậc vương
thân.
- Phong cho bọn Nguyễn Công Thái, Nguyễn Quý Cảnh làm công thần
suy trung và Công thần dực vận (hai hạng cao nhất trong số hai mươi bốn
hạng cao của Công thần. – ND).
- Những người còn lại được thăng thưởng cao thấp khác nhau …
Sau đó (Trịnh Doanh) hạ lệnh cho Nguyễn Đình Hoàn đem quân đến
cung Thưởng Trì, bắt giết hết đồ đảng của Hoàng Công Phụ. Khi ấy,
(Hoàng) Công Phụ còn đóng quân ở Văn Giang (Hưng Yên – ND), được
tin này, lo sợ quá, bèn cùng hơn mười tay chân thân tín bỏ trốn. Thực Quận
công ở Thanh Lâm (ngoại thành Hà Nội – ND) cũng bỏ trốn theo. Cung
cấm nhờ vậy mà được yên tĩnh.
Thời ấy, Trịnh Giang hoang dâm vô độ, làm việc càn quấy, bọn hoạn
quan thì chuyên quyền, chính sự rối loạn, khiến cho trộm cướp nổi lên khắp
nơi, thiên hạ lo sợ, cứ ngờ rằng tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy mà
bọn (Nguyễn) Quý Cảnh, bên trong thì nhờ có bà Vũ Thị, trên thì giả thác
sắc mệnh của vua Lê, phò Trịnh Doanh lên nắm lấy chính quyền, xoay xở