xếp đặt trong phút chốc, khiến cho lòng người được yên (thật đáng khen
lắm).
Khi mọi việc đã đâu vào đấy, Trinh Doanh hạ lệnh cho (Nguyễn) Quý
Cảnh vào túc trực trong phủ đường để (cùng Trịnh Doanh) sớm tối sắp đặt
công việc. Lúc ấy, mối loạn được cởi, thư nhàn lại đến, (Nguyễn) Quý
Cảnh thật là người có công”.
Lời bàn
Sử cũ nói Trịnh Doanh là người sáng suốt tài kiêm văn võ, lại có chí quả
quyết … nhưng ngẫm cho kĩ thì thấy không phải như vậy. Trước đó, Trịnh
Doanh đường đường là người có chức, nhưng lại không có quyền, mà
không quyền chẳng qua cũng chỉ bởi hoạn quan Hoàng Công Phụ lấn át,
thế thì Trịnh Doanh bất quá cũng như chỗ Hoàng Công Phụ cắt bỏ đi đó
thôi. Các bậc đại thần đương thời hợp mưu quyết chí đưa Trịnh Doanh lên
ngôi chúa thay cho Trịnh Giang, kể cũng như đổi nỗi khổ này lấy nỗi bất
hạnh khác, vẻ vang gì cho cam!
Hoạn quan Hoàng Công Phụ tính sai nước cờ, để đến nỗi phải hốt hoảng
bỏ trốn. Mới hay, hại người cho lắm rồi thế nào cũng có lúc bị người hại, có
ai thoát được lưới trời dâu.
Sử cũ cũng nói rằng, lúc ấy, mối loạn được cởi, thư nhàn lại đến. Nguyễn
Quý Cảnh thật là người có công … nhưng, lại một lần nữa, nếu ngẫm cho
kĩ thì thẩy không phải như vậy. Những người bị hoạn quan Hoàng Công
Phụ chèn ép thì có thể thở phào nhẹ nhõm, nhưng, những ai nặng lòng ưu
thời mẫn thế thì vẫn tiếp tục đau nỗi đau chính sự rối bời.
Trịnh Giang lúc đầu thích ở dưới đất, còn đến đây thì buộc phải ở dưới
đất, cung Thưởng Trì nào có khác gì nơi giam lỏng đâu, hậu sinh cám cảnh,
bèn khoanh tay rồi nhếch mép mà rằng: Thương hại thay!