của chúa Trịnh Doanh nên mới đổi hai chữ Minh Kinh ra Thông Kinh như
vậy. Việc này là do lời bàn của Đỗ Thế Giai (người xã Đông Ngạc, huyện
Từ Liêm, nay là ngoại thành Hà Nội, đỗ Hương cống, tức Cử nhân, nhưng
làm quan được thăng đến chức Tham tụng – ND), vốn là cận thần của chúa
Trịnh.
Bởi lệ này, từ kẻ làm ruộng đến người buôn bán, thậm chí cả bọn đồ tể
cũng hăng hái nạtiền đi thi. Ngày thi, học trò giày xéo lên nhau, đến nỗi có
kẻ phải chết. Trong trường thi, kẻ thì mang theo sách, kẻ thì mướn người
làm bài, thả cửa mà tác oai tác quái, quan trường cũng là một lũ gian trá,
trường thi chẳng khác gì chợ búa. Phép thi thối nát đến thế là cùng”.
Lời bàn
Khoa thi Hương thuở xưa có bốn kì làm bài, đỗ kì nhất mới được vào thi
kì hai, đỗ kì hai mới được vào thi kì ba và đỗ kì ba mới được vào thi kì bốn.
Đỗ cả bốn kì thi gọi là Hương cống hay Cống sĩ (tức Cử nhân), chỉ đỗ được
ba kì thi gọi là Sinh đồ (tức Tú tài). Bấy giờ, Đỗ Văn Giai đề nghị cho
những người nạp tiền Thông Kinh được dự thi ba trong số bốn kì thi
Hương. Điều này cũng có nghĩa là bọn người nhờ ba quan để được miễn
khảo thí cấp huyện, chỉ đỗ đến cao nhất là Sinh đồ mà thôi. Tuy nhiên,
không ai lại dại dột bỏ tiền ra để đi thi, nếu biết được rằng, thi chưa chắc đã
đậu, cho nên, rốt cuộc thi với ba quan tiền, bọn họ không phải chỉ được
miễn một kì khảo thí ở huyện, mà còn được đi qua ba kì đầu của các khoa
thi Hương một cách nhẹ nhàng. Sử cũ nói rằng trường thi chẳng khác gì
chợ búa, quả đúng lắm thay!
Dùng tiền để kiếm học vị, dùng học vị để kiếm chức và dùng chức để
kiếm cách bòn rút thiên hạ, đó là con đường tất yếu của bọn có tiền mà thất
đức. Sinh đồ ba quan, đó là bọn đã làm ô uế cả trường thi, làm dơ bẩn cả
thanh danh bao đời của kẻ sĩ, ấy là một lần đại nhục. Sinh đồ ba quan là
bọn vênh váo với sự hữu danh vô thực, tưởng như ai mà chẳng thể như ai,
đó là hai lần đại nhục. Phải hai lần đại nhục như vậy, cón mặt mũi nào mà
đứng giữa cõi trời cao đất dày?