đến, vừa lạy vừa khóc, nói rằng: -Đẩy chúa vào tình thế này, tội là ở thần.
Xong, lấy nghĩa lớn (của đạo chúa tôi) mà khuyên bảo Nguyễn Trang,
nhưng (Ngưyễn) Trang lại nói: -Sợ thầy không bằng sợ giặc, quý chúa
chẳng bằng quý thân.
Nói rồi, hắn giải Trịnh Khải đi. (Trịnh) Khải dùng dao cắt cổ tự tử.
(Nguyễn) Trang đem thi thể của (Trịnh) Khải nạp cho giặc. (Nguyễn) Văn
Huệ sai sắm đủ áo quan để khâm liệm và tống táng (cho Trịnh Khải) và bổ
dụng Nguyễn Trang làm trấn thủ Sơn Tây, lại còn phong cho làm Tráng
Liệt Hầu.
(Lý) Trần Quán về nhà bảo với học trò rằng: -Ta là bầy tôi mà làm chúa
phái lầm lở, tội đáng chết. Nếu ta không chết thì không sao giải bày lòng ta
với trời đất được.
Nói rồi (Lý Trần Quán) sai người đào huyệt, đặt sẵn áo quan, mặc đủ áo
mão, tự nằm vào áo quan, nhờ người chôn sống”.
Lời bàn
Quân Tây Sơn mới đánh đến Sơn Nam, khắp Thăng Long, từ quan đến
dân, từ tướng đến binh sĩ, từ chúa đến triều đình, ai ai cũng nhốn nháo và lo
sợ, ấy chính là vô tình tạo thêm sức mạnh vốn đã rất mạnh cho Tây Sơn.
Quốc gia đại sự mà phủ chúa chưa kịp bàn, kiêu binh đã biết trước rồi la
mắng ầm ỹ, thậm chí còn tính giết cả người thành tâm góp lời bàn, thế là vô
tình dọn đường cho Tây Sơn thêm phần dễ dàng tiến tới vậy.
Phủ chúa lắm đại thần nhưng lại thiếu đại trí và đại dũng, buồn thay. Một
Mai Thế Pháp bất quá cũng chỉ như một cành cây nhỏ, ngăn sao nổi voi lớn
đang hung hăng đi. Một Lý Trần Quán bất quá cũng chỉ như chiếc lá bé
nhỏ, che sao nổi nhà đạo nghĩa vốn dột nát đã mấy trăm năm.
Lúc nguy nan mà chúa vẫn nghi kị quan lại, rồi quan lại cũng thân ai nấy
lo và quân đội chưa đánh đã tìm đường tháo chạy, thì có khác gì tự mở
toang cánh cửa để mời chủ mới vào nhà.
Nguyễn Trang không hề đỗ đạt gì nhưng lại là người nổi danh trong sử
sách bởi câu: “Sợ thầy không bằng sợ giặc, quý chúa không bằng quý