Cạnh đầu đa hoành nhi,
Đạo lộ tuyệt nhân hành.
Thập nhị xưng đại vương,
Thập nhị vô nhân thiện,
Thập bát tử đăng tiên,
Kế Đô nhị thập thiên.
Nghĩa là:
Đỗ Thích giết Đinh (Tiên Hoàng) và Đinh (Liễn),
Nhà Lê xuất hiện bậc thánh minh,
Tranh nhau để được nhiều gia nô (cho mình),
Đường sá không còn có bóng người đi.
Có đến mười hai người xưng là đại vương (chỉ cuộc tranh hùng của
mười hai người con Lê Hoàn sau này).
Nhưng cả mười hai người đều không ai là người thiện cả.
Họ Lý chết (chữ thập, chữ bát và chữ tử ghép lại thành chữ lý là họ Lý,
đăng tiên là chết).
Sao Kế Đô chiếu hai chục ngày (ý nói vận hội đen tối khá lâu).
Mọi người cho rằng số trời là vậy. Bấy giờ, Định Quốc công là Nguyễn
Bặc, Ngoại giáp là Đinh Điền, Thập đạo Tướng quân là Lê Hoàn, cùng
nhau rước Vệ Vương là Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn (Đinh Bộ Lĩnh)
là Đinh Tiên Hoàng đế, tôn thân mẫu (của Vệ Vương Đinh Toàn) là Dương
Thị làm Dương Thái hậu, đồng thời, đem linh cữu Đinh Tiên Hoàng đế
táng ở Sơn Lăng Trường Yên (thuộc Hoa Lư, Ninh Bình).
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đế vương dấy nghiệp, chẳng có ai lại không
nhờ ở trời. Nhưng, thánh nhân không thể cậy có mệnh trời mà không cố
làm hết phận sự của mình. Cho dẫu là việc đã thành cũng phải lo nghĩ để
phòng giữ. Cho nên, sửa sang lễ nhạc, hình án và chính sự chẳng qua là để
giữ lòng người, đặt ra nhiều lần cửa (trong kinh đô) và đánh trống canh làm