59. Đại tướng Đỗ Lễ phải mặc áo của đàn bà
Tháng 1 năm Đinh Tị (1377), vua Trần Duệ Tông thân cất quân Đại Việt
đi đánh Chiêm Thành, nhưng rồi bị đại bại, chết trong dám loạn quân. Về
trận đánh này, sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 7, tờ 44 a-b) chép
như sau:
“Mùa xuân, tháng giêng, ngày 23, đại quân tiến đến cửa Thị Nại (Quy
Nhơn, Bình Định ngày nay – ND) của Chiêm Thành, sau lên đến Thạch
Kiều, đóng lại ở động Ỷ Mang (nay chưa rõ là đâu – ND). Chế Bồng Nga
cho dựng trại phía ngoài thành Đồ Bàn (cũng tức Chà Bàn, nay thuộc Bình
Định – ND), sai viên quan nhỏ là Mục Bà Ma đến trá hàng, nói dối là Bồng
Nga đã chạy trốn, nay thành trống không. vậy nên tiến quân gấp, chở bỏ lỡ
cơ may.
Ngày 24, Vua mặc áo đen, cưỡi ngựa đen pha sắc trắng, sai Ngự Câu
Vương Húc mặc áo trắng, cưỡi ngựa trắng, kíp truyền lệnh tiến quân. Đại
tướng Đỗ Lễ thấy vậy can rằng: -Nó hàng là bởi trước muốn bảo toàn đất
nước. Quan quân đi vào sâu để đánh phá thành là việc bất đắc dĩ, vậy xin
hãy sai một biện sĩ mang thư đến hỏi tội, cốt xem hư thực ra sao, ấy cũng
như kế của Hàn Tín phá nước Yên thuở xưa, không phải khó nhọc mà vẫn
thành công vậy. Cổ nhân nói lòng giặc khó lường, thần xin bệ hạ hãy xét kĩ
lại.
Vua nói: -Ta mặc giáp cứng, tay mang gươm sắc, dãi gió dầm mưa, lội
sông trèo núi để vào sâu trong đất giặc, không ai dám đương đầu, thế là cơ
trời giúp ta đó. Huống chi, nay chúa giặc nghe tin đã chạy trốn, không còn
lòng dạ kháng cự. Cổ nhân nói, dùng binh cốt ở thần tốc, nay nếu dừng lại
không tiến, thì đúng là trời cho mà không lấy, giặc lập cơ mưu khác thì hối
sao kịp. Ngươi chính là hạng đàn bà.
Nói rồi lấy áo đàn bà cho Lễ mặc. Quân lính bèn nối gót nhau mà đi như
xâu cá, cánh trước cánh sau cách biệt, giặc thừa cơ xông ra đánh chặn. Giờ
tị (khoáng từ 9 đến 11 giờ trưa) quan quân tan vỡ. Vua bị hãm trong trận