05. Số phận của Trần Nguyên Diệu
Trần Nguyên Diệu là con của vua Trần Duệ Tông (1372-1377), em ruột
của vua Trần Phế Đế (1377-1388) và là anh ruột của Chương Tĩnh Vương
Trần Nguyên Hy. Năm 1388, Thượng hoàng Trần Nghệ Tông vì nghe lời
gièm pha của Hồ Quý Ly mà truất phế rồi giết chết vua Trần Phế Đế,
Nguyên Diệu lấy đó làm mối thâm thù. Đến tháng 11 năm Kỉ Tị (1389),
nhân thấy vua Chiêm Thành lúc ấy là Chế Bồng Nga đem quân sang đánh
nước ta, Nguyên Diệu đầu hàng giặc và cam lòng làm tay sai cho giặc. Đầu
năm Canh Ngọ (1390), Nguyên Diệu dẫn đường cho quân Chiêm tiến vào
đánh phá hầu khắp vùng Bắc Bộ ngày nay, tình thế trở nên rất nguy cấp.
Nhưng chẳng dè, trong trận đánh ngày 23 tháng 1 năm Canh Ngọ, tướng
Trần Khát Chân đã đánh bại quân Chiêm, giết chết Chế Bổng Nga tại trận,
Nguyên Diệu lâm vào một tình thế vô cùng khốn quẫn. Để mong cứu được
mạng sống, Nguyên Diệu đã làm gì? Sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ,
quyển 8, tờ 17-b) chép rằng:
“Khi ấy, Bồng Nga cùng với Nguyên Diệu dẫn hơn 100 thuyền chiến đến
quan sát tình thế của quan quân. Các thuyền giặc còn chưa kịp tập hợp lại
thì có tên tiểu thần của Bồng Nga là Ba Lậu Kê nhân bị Bồng Nga trách
phạt, sợ bị giết, liền chạy sang doanh trại quân ta, chỉ vào chiến thuyền sơn
màu xanh mà bảo rằng đó là thuyền của quốc vương hắn. (Trần) Khát Chân
liền ra lệnh cho các tay súng đều nhất tề nhả đạn, bắn trúng Bồng Nga,
xuyên thủng cả ván thuyền. Bồng Nga chết, người trong thuyền ồn ào kêu
khóc. Nguyên Diệu vội cắt lấy đầu Bồng Nga rồi chạy về với quan quân.
Đại đội phó của Thượng đô quân Long Tiệp
là Phạm Nhữ Lặc và Đầu
ngũ
là Dương Ngang liền giết Nguyên Diệu, lấy luôn cả đầu của Bồng
Nga. Quân giặc tan vỡ. (Trần) Khát Chân sai Giám quân là Lê Khắc Khiêm
bỏ đầu giặc vào hòm, đi thuyền về báo tin thắng trận ở hành tại Bình Than.
Bấy giờ đồng hồ đã điểm canh ba, Thượng hoàng đang ngủ say, giật mình
vì tưởng giặc đánh vào ngự doanh. Đến khi nghe tin thắng trận, lại biết là
đã lấy được đầu Bồng Nga thì mừng lắm, gọi các quan tới xem cho kĩ. Các
quan mặc triều phục, hô “muôn năm”. Thượng hoàng nói: -Ta với Bồng